Bình luận của BBC
Trung Cộng chen chân vào Biển OMAN và Vịnh BENGALE / Ấn Độ Dương.
Ấn Độ thâm nhập vào Biển ĐÔNG / Thái Bình Dương.
Phải chăng cuộc chiến giữa hai nước sắp sửa khai mào ?
Trung Cộng chen chân vào Biển OMAN và Vịnh BENGALE / Ấn Độ Dương.
Ấn Độ thâm nhập vào Biển ĐÔNG / Thái Bình Dương.
Phải chăng cuộc chiến giữa hai nước sắp sửa khai mào ?

Thông
tin về dự án hợp tác ngoài khơi Biển Đông của hai tập đoàn
dầu khí quốc gia Việt Nam và Ấn Độ từ khi đưa ra đã thu hút
sự chú ý đặc biệt, nhất là trong truyền thông Trung Quốc.
Mới
đây, tập đoàn ONGC Videsh (OVL) của Ấn Độ loan báo về quá trình
thảo luận với đối tác PetroVietnam để thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và
128 ngoài khơi hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, có thể bắt đầu từ năm
tới.
Việt
Nam nói hai lô 127 - 128 nằm hoàn toàn tại bể trầm tích Phú
Khánh trong thềm lục địa của Việt Nam và rất gần bờ biển.
Vị
trí hai lô này cũng gần với bể Nam Côn Sơn mà Việt Nam và các
đối tác nước ngoài đã thăm dò, khai thác nhiều năm nay.
Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc đã phản ứng gay gắt trước dự án chung Việt-Ấn.
Các
phát ngôn viên của Trung Quốc, mới nhất là ông Hồng Lỗi vào
hôm thứ Hai 19/09, lặp lại khẳng định rằng "Trung Quốc có chủ
quyền lãnh thổ không thể tranh cãi ở Biển Ðông".
“Bất
cứ nước nào thăm dò dầu khí ở trong vùng này mà không có sự chấp thuận
của chính quyền Trung Quốc cũng đều vi phạm chủ quyền và lợi ích quốc
gia của Trung Quốc, là bất hợp pháp và vô giá trị.”
Một
số quan sát viên Trung Quốc nhìn nhận dự án hợp tác dầu khí
trên như bước tiến của Ấn Độ vào Biển Đông nhằm đối trọng với
Trung Quốc trong việc giành ̉anh hưởng ở khu vực.
Đối trọng với Bắc Kinh
Ông
Thẩm Đinh Lập, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Mỹ thuộc Viện
Quan hệ Quốc tế, Đại học Phúc Đán, nói đây là "hành động
khiêu khích cho thấy sự tức giận của Ấn Độ trước việc Bắc
Kinh phát triển quan hệ thân cận với các nước như Miến Điện và
Pakistan".
"Ấn Độ cần nhớ rằng hành động của họ tại Nam Hải (Biển Đông) sẽ đẩy Trung Quốc tới bờ giới hạn. Trung Quốc quý trọng quan hệ hữu nghị Trung-Ấn, nhưng không có nghĩa quý hơn mọi thứ trên đời."
Hoàn cầu Thời báo
Ông
Thẩm nhận định trên tờ Hoàn cầu Thời báo: "Những năm gần đây,
Trung Quốc đã xây dựng quan hệ với các nước như Myanmar...
Pakistan cũng cậy nhờ Trung Quốc giúp về an ninh và đề xuất cho
hải quân Trung Quốc sử dụng một cảng biển của mình ở Ấn Độ
Dương. Tất cả những động thái này khiến cho Ấn Độ cảm thấy lo
lắng".
Một
giáo sư khác cũng từ trung tâm nghiên cứu trên, ông Ngô Tâm Bá,
thì nói việc hai nước Việt Nam và Ấn Độ cùng thăm dò dầu khí
không phải là chuyện ngẫu nhiên mà phù hợp với chính sách
hướng về phía Đông những năm gần đây của New Delhi.
Thêm nữa, ông Ngô cho rằng trong chuyện này có bàn tay của Mỹ.
"Hoa
Kỳ lợi dụng mọi cơ hội để đối chọi lại Trung Quốc, như tham
gia tập trận với Nhật Bản và các nước khác trong khu vực ngày
càng thường xuyên."
Theo
vị giáo sư Đại học Phúc Đán, dự án với Việt Nam giúp Delhi
"ném một hòn đá giết hai con chim", vừa mang lại lợi ích kinh
tế cho Ấn Độ, vừa đối trọng chính trị với Trung Quốc.
Truyền
thông Trung Quốc cũng nhanh chóng vào cuộc, với nhiều bài báo
và chương trình truyền hình phân tích việc Việt Nam và Ấn Độ
hợp tác dầu khí ở Biển Đông.
Kênh
CCTV-4 của Truyền hình Trung ương Trung Quốc có buổi tọa đàm
về chủ đề này hôm Chủ nhật 18/09, trong đó các khách mời nhận
xét rằng việc này "chắc chắn sẽ tăng căng thẳng trong khu
vực".
Ông
Vinh Ưng, Phó Chủ tịch Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, nói
Việt Nam đã tìm cách quốc tế hóa chủ đề Biển Đông bằng cách
chịu cho các công ty dầu khí nước ngoài lấy tới 70% lợi nhuận
trong tương lai và Ấn Độ có vẻ quyết tâm giơ đầu chịu báng khi
tham gia dự án mà ngay cả tập đoàn khổng lồ British Petroleum
cũng cho là quá rủi ro.

Đang có cảnh báo về nguy cơ đụng độ hải quân ở Biển Đông
Ông
Vinh Ưng cũng cho hay chính phủ Ấn Độ đã không thông báo qua
các kênh chính thức cho Trung Quốc về dự án liên doanh với Việt
Nam mà chỉ đề cập việc này sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc
phản ứng mạnh.
"Với
tư cách một cường quốc đang lên, Ấn Độ đang trở thành quốc gia
ở giữa mà các nước trong khu vực, kể cả Hoa Kỳ, muốn kéo về
phía mình. Quyết định của Ấn Độ có khả năng xác lập tình
hình an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương, cũng như vị thế của
chính nước này trong khu vực."
Khởi đầu của xung đột?
Các
kênh thông tin của Trung Quốc, ngoài việc phân tích động thái
của Ấn Độ, cũng cảnh báo nước này cân nhắc lại quyết định
của mình, nhất là sau khi Bộ Ngoại giao ở Delhi khẳng định họ
không rút khỏi dự án đã được lên kế hoạch.
Một
bài xã luận đăng trên Hoàn cầu Thời báo nói một cách thẳng
thừng: "Ấn Độ cần nhớ rằng hành động của họ tại Nam Hải
(Biển Đông) sẽ đẩy Trung Quốc tới bờ giới hạn".
"Trung Quốc quý trọng quan hệ hữu nghị Trung-Ấn, nhưng không có nghĩa quý hơn mọi thứ trên đời."
Xã
luận của tờ Hoàn cầu còn kêu gọi: "Trung Quốc đã hòa hoãn
quá lâu, khiến nhiều nước nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ thực
hiện những gì đã tuyên bố. Trung Quốc cần nhắc lại cho các
nước này về quan điểm rõ ràng của mình."
Phản
ứng giận dữ của Trung Quốc đang khiến các chuyên gia an ninh khu
vực dò đoán về khả năng gia tăng căng thẳng ở khu vực Biển
Đông vốn tiềm tàng xung đột.
"Trong khi một cuộc chiến tranh trên đất liền đòi hỏi nhiều cân nhắc tính toán kỹ lưỡng từ các bên trước khi có thể xảy ra... thì trên biển thật dễ bị lâm vào một sự đối đầu quân sự nghiêm trọng mà chẳng bên nào dự định cả."
Bình luận gia Gwynne Dyer
Tạp chí Time của Hoa Kỳ tuần này đăng bài tựa đề 'Liệu chiến tranh bắt đầu thế này chăng?' nhận
định rằng bất đồng lãnh thổ thuộc ḷai khó phân giải nhất
thế giới "đang trở nên hầm hập" và nếu các quốc gia liên quan
không kiềm chế thì nguy cơ xung đột 'khó mà tính trước được'.
Tạp
chí này nhắc tới một sự kiện cũng mới xảy ra, là tàu chiến
Airavat của Ấn Độ khi thăm Việt Nam đã nhận cảnh báo từ nguồn
tự nhận là hải quân Trung Quốc nói tàu này đang ở trong lãnh
hải Trung Quốc; và nhận định rằng "nguy cơ xung đột trên biển khó có thể đoán trước" hơn là trên bộ.
Time
dẫn lời một nhà quan sát lâu năm ở Á châu, ông Gwynne Dyer, nói
trong khi một cuộc chiến tranh trên đất liền đòi hỏi nhiều cân
nhắc tính toán kỹ lưỡng từ các bên trước khi có thể xảy ra,
thì trên biển "thật dễ bị lâm vào một sự đối đầu quân sự
nghiêm trọng mà chẳng bên nào dự định cả".
Bài
báo cũng nhấn mạnh rằng một khi Trung Quốc và Ấn Độ, hai
quốc gia hạt nhân với dân số chung chiếm 1/3 dân số trái đất,
chạm trán nhau thì hậu quả khôn lường.
No comments:
Post a Comment