Monday, June 27, 2011

YÊU THƯƠNG HAY SỬ DỤNG

Nếu ai đó hỏi tôi : theo bạn điều gì cần nhất
trong thế giới tình cảm của con người,
tôi sẽ trả lời : YÊU THƯƠNG.
Một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe của mình, thì thấy đứa con cầm một viên sỏi và vẽ gì đó phía bên kia chiếc xe.
Giận dữ, người cha nắm lấy bàn tay đứa con 
và đánh mạnh liên hồi,
ông quên mình đang cầm cái mỏ-lết.
Hậu quả là con ông phải nhập viện,
các ngón tay của cậu bị dập gãy nhiều chỗ.
Vào thăm con ông nghe đứa con hỏi: “Bố ơi ! Khi nào các ngón tay của con mới lành ?”
Người cha thấy đau nhói trong lòng
Ông không nói được lời nào; trở ra chiếc xe và đá mạnh nhiều phát.
Đang khi bị lương tâm dằn vặt, ông thấy mình ngồi ngay chỗ người con viết trên xe.
Ông chợt đọc được dòng chữ mà con ông đã viết. “Bố ơi ! Con yêu Bố nhiều lắm !”
Vài ngày sau đó, người đàn ông đã quyết định tự sát….
Cơn giận và Tình yêu không bao giờ có giới hạn;
nên xin hãy chọn Tình Yêu, để cho cuộc sống tươi đẹp và đáng yêu.
Và xin hãy nhớ điều này : Đồ vật để sử dụng, còn con người là để yêu thương.
Thế giới ngày nay thường cư xử ngược lại :
con người thì để sử dụng, còn đồ vật thì để yêu thương.
Bạn thân mến, hãy luôn cố nhớ những lời ý nghĩa sau :
Hãy cẩn thận với những ý nghĩ, vì bạn sẽ nói chúng.
Hãy cẩn thận với những lời nói, vì bạn sẽ thực hiện chúng.
Hãy cẩn thận với những hành động, vì chúng sẽ thành thói quen.
Hãy cẩn thận với những thói quen, vì chúng làm nên cá tính.
Hãy cẩn thận với cá tính, vì chúng quyết định số mệnh của bạn.

ĂN ĐÓI SỐNG LÂU

HUYET-HOA 2011/01/05  
Bí quyết sống lâu rất đơn giản.
Có nhiều người tin tưởng chìa khóa để có thể sống thêm 20 năm là luôn luôn giữ sao cho ở tình trạng đói một chút thì hơn. Ðừng quên, “thái quá và bất cập” trong ăn uống đều làm cơ thể suy nhược khó chống với bệnh tật và tuổi già.  Quan niệm này được gọi là hạn chế calori.
    Hạn chế calori đã có nhiều người ứng dụng và thành công. Cứ xem cư dân Okinawa, Nhật Bản, thì rõ. Nơi này có thể kể là có nhiều cư dân sống tới tuổi bách niên nhiều nhất trên thế giới cho tới khi nó phải nhường kỷ lục cho vùng Shimane ở duyên hải phía nam Nhật. Theo con số thống kê chính thức của chính quyền Nhật Bản thì trong năm nay quận Shimane cho biết, đổ đồng cứ 100.000 người dân có tới 74,3 vị thọ ở tuổi bách niên trong năm 2010, trong khi Okinawa chỉ có 66,7 vị.
Mặc dù đối với tuổi thọ thì vai trò của di truyền rất quan trọng. Cái “gien” sống lâu trong cơ thể một người được cho rằng giữ vai trò quyết định tới khoảng trên dưới 50 phần trăm cho tuổi thọ của người đó. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tìm thấy những vị thọ tới trăm tuổi ở Okinawa đã theo một chế độ sinh hoạt khắc khổ khác thường, năng động và tất cả dựa trên sự điều độ. Dân Okinawa chỉ ăn già lưng bụng (khoảng 80 phần trăm) chứ không ăn no căng và trong thực đơn thì nhiều trái cây, rau, đậu nành và cá.
Trong ăn uống để có sức khỏe, không mấy ai trong chúng ta không biết phải theo tiêu chuẩn nào, như nên ăn uống ra sao và chọn thực phẩm nào. Nhưng một nhóm những người theo nguyên tắc sống này đã đi sâu hơn trong việc thực hành và tin tưởng rằng bỏ bớt bữa ăn và tìm cách giảm mức hấp thụ calori vào cơ thể khoảng 30 phần trăm sẽ hy vọng trẻ mãi không già.
Brian Delaney, chủ tịch của hiệp hội quốc tế chủ trương giảm calori có tên là Calorie Restriction Society International, thì thực đơn hằng ngày có thể khởi đầu bằng một bữa ăn với một chén lớn đầy hạt (như mì, mạch...), trái cây và yogurt, sẽ đem lại cho cơ thể khoảng chừng 900 calori. Bữa ăn này có thể giúp nuôi dưỡng cơ thể trong 10 tiếng đồng hồ tới khi cơ thể có thể ăn một bữa trưa giản dị và khiêm tốn với cá và rau.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, Delaney ở Colombia, tiết lộ với một ký giả: Khi tôi mới bắt đầu chương trình này tôi muốn sống lâu hơn. Nhưng sau đó động lực thúc đẩy là tôi cảm thấy khỏe khoắn hơn nhiều.
Craig Willcox, một chuyên gia lừng danh nghiên cứu về lão niên (gerontologist), giáo sư tại Ðại học Okinawa International, trong bao nhiêu năm qua đã nghiên cứu các trường hợp thọ trăm tuổi tại Nhật Bản, đã cho biết trong thực tế giảm thiểu lượng calori nhập vào cơ thể có thể giúp giảm các căn bệnh do tuổi già mang lại như tim mạch, ung thư và sự suy thoái toàn bộ nói chung.
Giảm thiểu mức thu calori giúp cơ thể không phải miễn cưỡng hấp thụ năng lượng không cần thiết, một việc tránh cho bộ máy đã bắt đầu suy yếu phải làm việc quá sức dẫn tới bệnh hoạn tuổi già dễ dàng ập tới. Mặc dù nhìn nhận yếu tố di truyền giúp cho nhiều tinh hoa của Okinawa sống tới tuổi bách niên nhưng Willcox vẫn cho rằng nhìn chung, ngăn ngừa tuổi già tới quá nhanh và giữ được sức khỏe thì ước lượng 30 phần trăm nhờ di truyền còn 70 phần trăm nhờ cách sinh hoạt điều độ.
Nhà nghiên cứu này viết trong một email: Tôi cho rằng thói quên sinh hoạt rất quan trọng cho sức khỏe tuổi già. Gien và môi sinh luôn luôn đồng bộ tác dụng vào cuộc sống nhưng nếp sống của quý vị cũng là một yếu tố không thể coi nhẹ.
Hạn chế calori là một trong chiến lược đã kể như Willcox đã cùng với người em là Bradley, viết trong bộ sách Okinawa Program được New York Times từng giới thiệu là sách bán chạy nhất. Các tác giả cho rằng thay vì nhịn đói, thì nên dùng các thực phẩm có ít calori (căn cứ vào thành phần ghi trên thực đơn hay ngoài bao bì là một lượng thực phẩm chứa đựng có bao nhiêu calori).
Trong những thập niên mới đây, các nhà nghiên cứu sau những công trình nghiên cứu hạn chế lượng calori đối với loài vật thì thấy loài gặm nhấm nếu giảm thiểu số lượng calori hấp thụ từ 30 tới 60 phần trăm thì tuổi thọ có khả năng tăng tới 60 phần trăm. Loài chuột hạn chế mức hấp thụ calori cũng ít bệnh tuổi già mạn tính kéo dai dẳng hơn nhưng con được ăn uống thỏa thích.
Một số chuyên gia cho rằng vì chúng ta hạn chế lượng calori thu nhập vào cơ thể, thì cơ thể có khả năng trở nên hoạt động bén nhạy hơn. Thay vì nó phải cố gắng làm việc cho sự tăng trưởng và quá trình biến hóa cần thiết, thì nó có thể chú trọng tới việc bảo trì và sửa chữa những gì cơ thể cần thiết để sinh tồn. Delaney giải thích trong tình trạng đói cơ thể chuyển sang dạng sinh tồn (survival mode) và ưu tiên cho việc bảo vệ hơn là sản xuất và tăng trưởng.
Như thế nếu chúng ta biết ăn uống một cách lành mạnh, chẳng phải chúng ta có thể kéo dài thời điểm hết hạn sử dụng của bộ máy cơ thể của chúng ta hay sao?
Theo nhà chuyên nghiên cứu về bệnh tuổi già Michael Gordon thuộc hệ thống Baycrest săn sóc bệnh già có tên Baycrest Geriatric Health Care System, thì nhờ giảm calori chúng ta đã tích cực giảm được yếu tố di truyền bệnh hoạn mà chúng ta nhận được từ cha mẹ từ khi lọt lòng. Chẳng hạn nếu bệnh tim là chứng bệnh gia đình thường gặp, thì ăn uống kiêng khem và tập luyện thường xuyên có khả năng giúp chúng ta sống khỏe mạnh thêm nhiều năm trước khi phát bệnh và cũng giúp cho chúng ta nếu bị bệnh cũng hy vọng bình phục.
Bea Levis, một vị cao niên ở Mỹ, cho rằng một cuộc sống có thói quen lành mạnh giúp cho tuổi già khỏi đau đớn và phiền muộn. Nhà giáo 92 tuổi này mỗi ngày ăn một bữa xà lát và cà tô mát và đi bộ ít nhất 30 phút. Bà không ăn thịt đỏ và cho tới nay ngoài chứng thấp khớp, sức khỏe của bà còn rất tốt.
Còn một bí quyết sống lâu và khỏe mạnh là hoạt động. Bea Levis lúc nào cũng lạc quan và năng động. Gordon nhận xét: Những người tính tình lạc quan thích giao tiếp xã hội và tiếp xúc với mọi người, khi già sẽ có nhiều cơ hội sống thoải mái với môi trường chung quanh. Ðó là một yếu tố bổ ích cho sức khỏe.
Ngoài những công việc tình nguyện, tham gia các câu lạc bộ và trong bữa cơm với gia đình và bè bạn, Bea chẳng mấy khi nhàn rỗi. Bà tuyên bố: Tôi rất tin tưởng vào việc dấn thân vào cộng đồng. Ta càng dấn thân vào thế giới chung quanh bao nhiêu, thì càng có cơ hội giao tiếp qua lại với người khác bấy nhiêu , nhờ đó phẩm chất cuộc sống của ta tốt hơn và động lực sống của ta càng mạnh.
Từ thế kỷ XVI, đại triết gia Nguyễn Bỉnh Khiêm của ta đã từng khuyên mọi người:
Như sơ đương nhục, bộ đương cư
Tâm dật thân nhàn tứ thể thư
Tạm Dịch:
(Ăn rau thay thịt, đi bộ thay xe
Thần khí an nhàn, cái bụng hả hê.)
Phải chăng lời khuyên ăn rau quả và hoạt động chính là phương pháp trường xuân và trường thọ mà ngày nay các khoa học gia đều xác nhận.

Sunday, June 26, 2011

WEBSITES NHẠC VIỆT

VUÔNG CHIẾU - LUÂN HOÁN: http://www.luanhoan .net/tacgiavn/ 0tgvn.htm
VIỆT NHẠC - MINNESOTA : http://vietnhac. org/cms/
NHÓM CA TRƯỞNG: http://www.catruong .com/
DU CA VIỆT NAM :  http://www.ducavn. com/
ÂM NHẠC VIỆT: http://amnhacviet. net/
VIETNAMESE MUSIC DATABASE: http://vmdb. com/
NHẠC CỦA TUI: http://www.nhaccuat ui.com/
WORLD OF INSTRUMENTAL MUSIC: http://www.woim. net/
YÊU NHẠC VÀNG: http://www.yeunhacv ang.com/
VIỆT NAM THƯ QUÁN: http://vnthuquan. net/nhac/
VIỆT GUITAR:   http://guitar. vn/
GUITAR VIỆT NAM : http://guitarvietna m.net/
BẾN BỜ ÂM NHẠC: http://benboamnhac. net/index. php
THƠ NHẠC VIỆT: http://www.thonhacv iet.com/
NHỊP CẦU ON-LINE: http://www.nhipcauo nline.com/
SÓNG NHẠC: http://songnhac. vn/
MP3 ZING:  http://mp3.zing. vn/
I LOVE NGOC LAN: http://ilovengoclan .com/
                                            
Chương Trình Phát Thanh:
70 NĂM TÌNH CA - Hoài Nam phụ trách -  Đài SBS (Úc Châu)
CA KHÚC VIỆT NAM - Thanh Trang phụ trách - Đài VOA (Voice of America - Tiếng Nói Hoa Kỳ)
ÂM NHẠC CUỐI TUẦN - Thy Nga phụ trách - Đài RFA (Radio Free Asia - Á Châu Tự Do)
CHƯƠNG TRÌNH THƠ NHẠC - Bích Huyền phụ trách - Đài VOA
NGHỆ SĨ VÀ ĐỜI SỐNG - Trường Kỳ phụ trách - Đài VOA
VĂN HỌC NGHỆ THUẬT - Thụy Khuê phụ trách - Đài RFI (Radio France Internationale)
"NHẠC CHỦ ĐỀ" do Duy Trác phụ trách; "ÂM THANH & NGÔN TỪ" do ĐoànThế Ngữ phụ trách
Đài Tiếng Nói Việt Nam tại Houston (Voice of VietNam- VOVN - Houston, Texas)
NHỮNG SÁNG TÁC MỚI - Nguyễn Đăng Tuấn phụ trách - Đài Việt Nam Hải Ngoại
HẢI NGOẠI THI CA - Miên Du Đà Lạt phụ trách - Đài Sài Gòn - Dallas, Texas
     
Nhạc Sĩ:
PHẠM ĐỨC HUYẾN: http://www.phamduch uyen.com/
PHÓ QUỐC THĂNG & PHÓ QUỐC LÂN:
LÊ UYÊN PHƯƠNG: http://leuyenphuong .com/
ĐỨC HUY:
TRỊNH NAM SƠN:
NGỌC TRỌNG:
TÙNG GIANG:
PHẠM QUANG TUẤN: http://tuanpham. org/
THỤY MI:
HOÀNG VIỆT KHANH: http://www.hoangvie tkhanh.com/
HOÀNG CÔNG LUẬN - vĩ cầm, hòa âm: http://www.lacnam. com/
QUỐC TOẢN - keyboard, hòa âm: http://quoctoan. com/
MICHAEL HÙNG - saxo, hòa âm: http://www.michaelh ung.com/
GIANG ĐÔNG - dương cầm, hòa âm: http://daviddong. net/giangdong/ index.php? section=1
NGUYỄN QUANG - dương cầm, hòa âm: http://www.myspace. com/nguyenquangs tudio
ĐẶNG THÁI SƠN - dương cầm cổ điển: http://www.dangthai son.net/ 
NGUYỄN QUỲNH - dương cầm cổ điển:  http://quynhnguyen. com/music. aspx
ĐỖ ĐÌNH PHƯƠNG - tây ban cầm cổ điển: http://dodinhphuong .com/
ĐẶNG HUY HOÀNG - tây ban cầm cổ điển: http://artandclassi calguitar. com/hoangdang. htm  
KIM CHUNG - tây ban cầm cổ điển:   http://www.myspace. com/kimchung
VŨ CƯỜNG - trumpet - jazz: http://www.cuongvu. com/
PHẠM ĐỨC THÀNH - đàn bầu: http://www.phamduct hanh.com/
KHẮC CHÍ & HOÀNG BÍCH - nhiều loại đàn dân tộc: http://www.khacchi. com/index_ vn.html

Saturday, June 25, 2011

SÀIGÒN DƯỚI THỜI MỸ NGUỴ

Cuộc sống miền Nam Việt Nam dưới sự kềm kẹp của bọn Mỹ - Ngụy ác ôn

Sau đây là một số photos cuộc sống người dân miền Nam trước 1975. Có những photos chụp trong thập niên 1960, có những photos chụp trong thập niên 1970. Mục đích Trang Báo Nhà post hình ảnh cuộc sống miền Nam trước 1975, nhằm tố cáo sự kềm kẹp ác ôn của bọn Mỹ - Ngụy, từ đó đảng ta mới hạ quyết tâm " giải phóng miền Nam ".
Nhân dân miền Nam đời đời nhớ ơn bác và đảng đã giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách gông cùm của bọn Mỹ - Ngụy ác ôn.











































Giờ thì cùng xem "Sài Gòn nghèo nàn đói khát đang ngày đêm mong chờ các chiến sĩ bộ đội đến giải phóng khỏi ách nô lệ của giặc Mĩ đô hộ":
Saigon
Sàigòn trước 1975 với lương thực, trái cây thừa mứa ... chạy đầy đường
SaigonA


Nhà hàng Continental - đường Tự Do:


Rạp Rex:


Đường Nguyễn Huệ - Trung tâm Sài Gòn:


Hội trường Diên Hồng (pho tượng phía trước là An Dương Vương) trên đường Công Lý, bến Chương Dương, là trụ sở của Thượng Nghị Viện nước Việt Nam Cộng Hòa.


Trụ sở Hạ Nghị Viện thời Đệ Nhị Cộng Hòa:


Tòa Đô Chánh:






Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam:






Đường Tự Do:









Và Dinh Độc Lập trong thập niên 70:





Chú thích: Sau 1975 đường Tự Do bị cải tên thành "Đồng Khởi", đường Công Lý bị biến thành "Nam Kỳ Khởi Nghĩa". Vì phải thích nghi với hàng loạt đường phố thân thuộc bị mất tên sau 1975, dân Sài Gòn đã nghĩ ra những câu thơ rất ý nhị như là:

Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do

Nữ sinh trường Gia Long
Hình chụp trong sân trường:


Lớp Đệ Nhị B2 - 1969:
Ngọc Trâm và xe hiệu đoàn



Cũng có người nghèo, nhưng tuyệt đối không có dân oan khiếu kiện đứng tuột quần nơi cửa quan và phẫn uất hét to: " Tao còn cái quần lót thôi nè, quan tham ra mà cướp và ăn tiếp luôn đi ".
Bến cảng Sài Gòn



Thư viện Abraham Lincoln:

Headquarter của công ty xăng dầu Shell Vietnam:

Bưu điện Sài Gòn:




Xe hoa ngày cưới:

Những chiếc phi cơ của Hàng Không Việt Nam (Air Viet Nam) tại phi trường Tân Sơn Nhất:






Công viên Sài Gòn:



Sông Sài Gòn:





Giáo dân tham dự thánh lễ tại Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn:



Lăng Ông Bà Chiểu:



Công trường Mê Linh với tượng Hai Bà Trưng (sau này bị giật sập)



Tượng đài Thủy Quân Lục Chiến trước Hạ Nghị Viện (sau này bị giật sập):



Tượng đài Biệt Động Quân (sau này bị giật sập):





Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam:



Billboard chào mừng "Welcome to sunny SaiGon" của hãng hàng không Pan American:



Ngày lễ Hai Bà Trưng được tổ chức mỗi năm vào ngày 6 tháng 2 Âm Lịch tại Sài Gòn. Hằng năm thành phố chọn ra một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng trong buổi diễn hành:





Cảnh sát và dân:






Rạp chiếu phim Long Vân:










Lễ Phật Đản 1965: