Saturday, September 3, 2011

GIÁN ĐIỆP TRUNG QUỐC TRÀN NGẬP

Gián điệp TQ tràn ngập
 
 
Trần Khải


Có phải gián điệp Trung Quốc đã chen vào Bộ Chính Trị Đảng CSVN? Trên nguyên tắc, chúng ta không trả lời nổi vì không ai biết được các hoạt động gián điệp gài sâu, luồn cao như thế. Nhưng có một suy luận khả tín: khi Trung Quốc đã gàì gián điệp vào mọi ngõ ngách của chính phủ Đài Loan, tất nhiên là cũng phải gài tràn ngập tại Việt Nam, nơi từ lâu được xem như cửa ngõ để TQ bước chân vào Đông Nam Á.

Câu hỏi mới nên đưa ra: Tại sao chính phủ Mỹ do dự, chưa muốn bán chiến đấu cơ tối tân F-16 cho Đài Loan. Tất nhiên là có nhiều lý do, nhưng với tác giả J. Michael Cole – Phó Trưởng Ban Biên Tập báo Taipei Times và là phóng viên của tuần báo quốc tế Jane’s Defence Week – đơn giản vì Mỹ tin là gián điệp TQ đã gài khắp các ngõ ngách Đài Loan, và bán F-16 cho Đài Loan là sẽ cho gián điệp TQ đầy đủ mô hình kỹ thuật chiến đấu cơ tối tân của Mỹ.

Bài viết hôm 30-8-2011 trên báo Wall Street Journal của Cole có nhan đề “Taiwan Is Losing the Spying Game” (Đài Loan đang thua trận gián điệp).

Cole nêu rằng từ nhiều tháng gần đây, chính phủ Obama vẫn còn do dự chưa muốn bán 66 chiến đấu cơ F-16C/D, mặc dù Đài Loan đã muốn mua từ năm 2007. Quyết định cuối cùng sẽ loan báo vào ngày 2-10-2011, và trong khi nhiều nhà quan sát dự đoán rằng các yếu tố chính trị sẽ làm cho Mỹ bác bỏ yêu cầu này, nhưng, theo Cole, một yếu tố quan trọng hơn mới là quyết định: gần như bất kỳ ngõ ngách nào trong xã hội Đài Loan cũng đã bị gián điệp Trung Quốc gài vào nằm vùng.(1)

Do vậy, chính phủ Hoa Kỳ và các nhà sản xuất quốc phòng Mỹ lo ngại rằng bất kỳ thương vụ vũ khí nào cho Đài Loan đều có cơ nguy kỹ thuật quân sự tối tân sẽ bị giao về cho Bắc Kinh.
Cole nói rằng nỗi lo đó không có gì mới. Bất kỳ ai quan sát diễn tiến ở Đài Loan các năm gần đây đều thấy gián điệp TQ đã gài vào quân đội Đài Loan, đặc biệt là ở cấp sĩ quan cao cấp.
 
 
F-16
Nguồn: chinareportonline.com
 
Trong nhiều năm qua, các viên chức Mỹ kinh ngạc nhìn thấy các tướng Đài Loan mới hồi hưu là đều vào thăm Trung Quốc để chơi golf, được các cấp tương nhiệm trong Quân Đội CSTQ mời uống rượu và ăn tiệc linh đình, và tất nhiên là rượu vào thì lời ra–tha hồ mà thổ lộ thông tin. Đó là chưa nói tới các nàng Tây Thi sắc nước hương trời trong những biệt đội bông hồng đỏ TQ.

Cole viết rằng uy tín Đài Loan bị sứt mẻ vì hàng loạt vụ liên hệ tới các sĩ quan cấp cao hay dân sự cấp cao bị móc nối làm gián điệp cho Trung Quốc. Một số chương trình quân sự cũng bị lộ vì có hỗ trợ từ gián điệp TQ gài từ bên Mỹ, thí dụ như vụ Po Sheng (tiếng Mỹ dịch là Broad Victory, Bách Thắng)–một mạng lưới chỉ huy hành quân phức tạp mà Đài Loan mua từ hãng quốc phòng Mỹ Lockheed Martin lại bị gián điệp TQ gài mua thông tin năm 2008; trong đó nhà phân tích Hoa kỳ Gregg Bergersen, bị truy tố vì bán hồ sơ mật cho Kuo Tai-sheng, người có song tịch Mỹ-Đài Loan nhưng thực ra là gián điệp TQ.

Cole cũng nhắc rằng mới đầu năm nay, Lai Kun-chieh (Lại Khôn Giới – DCVOnline), kỹ sư phần mềm (nhân viên kinh nghiệm về công nghệ viễn thông Motorola của Lenovo ở Beijing – DCVOnline), bị lộ khi chuyển thông tin về hệ thống phòng thủ phi đạn PAC-3 Patriot về cho Bắc Kinh.
 
 
Ko-suen “bill” Moo (Mộ Khả Thuấn)
Nguồn: youpai.org
Rồi mới tháng này (tháng 8-2011), Hoa Kỳ đã đẩy sang Đài Loan nhân vật có tên là Ko-suen “Bill” Moo. Ông Moo là viên chức thương vụ cao cấp của hãng quốc phòng Lockheed Martin, nguyên bị Mỹ bắt tại Miami năm 2005 và bị kêu án 6,5 năm tù vì tìm cách bán nhiều thứ, trong đó có toàn bộ một động cơ F-16 sang cho Bắc Kinh.

Vậy mà các viên chức Đài Loan không gặp được ông Moo khi đương sự tới phi trường, bất kể được phía Mỹ thông báo trước, và rồi từ đó không biến ông Moo biến đi đâu.

Cole cho biết, ông Moo, 64 tuổi, cũng liên hệ chương trình Po Sheng, có nhiều bạn thân trên cấp cao trong Không Quân Đài Loan. Người ta nói rằng ông Moo trong một nhóm nhỏ của Không Quân Đài Loan có bí danh là “Nhóm 4 ông,” trong đó gồm cả cự Bộ Trưởng Quốc Phòng Chen Chao-ming (Trần Triệu Mẫn – DCVOnline).

Một trung tâm gián điệp giả danh là du lịch sang Đài Loan bị lộ hồi tháng 3-2010, khi Bộ Chính Trị Quân Khu Nanjing thiết lập “Căn Cứ 311”, một chiến dịch được mô tả là hòn đá góc trong chiến tranh tâm klý của Bắc Kinh nhắm vào Đài Loan, trong đó lấy du khách làm một phần chiến thuật.
Cole viết rằng, gián điệp TQ cũng có tung ra các nươc khác, kể cả Hoa Kỳ, nhưng vấn đề là Đài Loan không đủ phương tiện chống chọi, thanh lọc gián điệp.

Cole nói rằng, nếu Tổng Thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou,
馬英九– DCOnline) quyết tâm bảo vệ nền dân chủ Đài Loan, ông Mã phải làm nhiều hơn là tìm mua vũ khí từ Hoa Kỳ. Trước tiên là phải thanh lọc gián điệp TQ trong quân đội Đài Loan, và phải tăng cường công cụ an ninh chống gián điệp TQ ở mọi lĩnh vực.
Ông Cole chỉ nói chuyện của Đài Loan, không nói gì về VN. Nhưng chúng ta có thể tin rằng, Bắc Kinh không thể không gài gián điệp vào VN.

Trường hợp hiển nhiên cũng y hệt như của Việt Nam. Nếu chỉ mua tàu ngầm Nga thì sẽ chỉ vô ích. Khi các cấp cao đã bị Bắc Kinh mua chuộc.
 
(1) Theo một viên chức của Bộ Quốc phòng Taipei (Đài Loan) thì Mỹ không muốn bán F16 loại mới cho Đài Loan vì áp lực của Trung Quốc (WENDELL MINNICK, Defense News, 14/08/2011). Theo đài VOA thì Thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hoà John Cornyn cho hay Quốc hội Mỹ có thể đẩy việc bán máy bay F16 đời mới và tối tân cho Taipei thành công nếu chính phủ Obama quyết định không bán.
 
 
 
Thứ trưởng Quốc phòng ca ngợi quan hệ Việt-Trung
 
 
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh

Ông Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu phía Việt Nam tại đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh Việt-Trung
 
Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh vừa có động thái mà giới quan sát đánh giá là 'trấn an' Trung Quốc tại đối thoại chiến lược quốc phòng an ninh Việt-Trung lần hai ở Bắc Kinh.
 
Trong cuộc gặp diễn ra hôm Chủ nhật 28/8, ông Vịnh được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời nói:"Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng?”.
 
Phát biểu của Trung tướng Vịnh được đưa ra trong bối cảnh mới đây diễn ra nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội.
Ông Vịnh cũng thông báo với phía Trung Quốc rằng Việt Nam sẽ ‘kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam’, và dứt khoát ‘không để sự việc tái diễn’, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.
 
Đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao trong chính quyền trung ương công khai ủng hộ thông báo ngăn chặn biểu tình mà giới chức Hà Nội đưa ra gần hai tuần trước đây vốn đang bị một số người công kích về tính pháp lý.
 
Tuy nhiên, cũng có ý kiến nói ông Vịnh đang có nỗ lực giảm căng thẳng để dọn đường cho chuyến thăm Bắc Kinh sắp tới của Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
 
Trong bản tin tường thuật chi tiết về cuộc đối thoại này, Thông tấn xã Việt Nam cho biết Trung tướng Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách đối ngoại và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, đã ‘thẳng thắn trao đổi’ những vấn đề còn khác biệt trong quan hệ giữa hai nước.
 
Không chống Trung Quốc
 
Theo ông Nguyễn Chí Vịnh, ‘xử lý mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc’ là một khía cạnh của tranh chấp trên Biển Đông.
"Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng?"
 
Ông thứ trưởng được dẫn lời nói rằng: “Trung Quốc cam kết không lấy đất, lấy biển của Việt Nam,” và ông cho rằng đó là "một thực tế hiển nhiên".
 
Ông cũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng ‘quan hệ đại cục’ với Trung Quốc và mong muốn hai bên tìm được giải pháp ‘cùng thắng’.
Tướng Vịnh khẳng định với phía Trung Quốc rằng Việt Nam không có ý định ‘quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc’.
“Việt Nam không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc,” ông tuyên bố mạnh mẽ.
 
Ông cũng nói cơ sở để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông là luật pháp quốc tế vì đó là những vấn đề mang tính quốc tế và những vấn đề chỉ liên quan đến hai nước thì chỉ cần hai nước giải quyết với nhau.
 
Tuy nhiên ông trung tướng cũng nói thêm rằng Việt Nam ‘không bao giờ nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền.’
 
Những khẳng định của tướng Vịnh có thể coi như là động thái trấn an Bắc Kinh vốn đang lo ngại Mỹ can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông và thể hiện thái độ dứt khoát của Hà Nội không cần ‘đồng minh Hoa Kỳ’.
 
Bất lợi cho Đảng?
 
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng nói với phía Trung Quốc rằng các luận điệu của ‘các thế lực thù địch’ rằng ‘Việt Nam nhượng bộ để Trung Quốc lấy đất, lấy biển Việt Nam’ và ‘Việt Nam dựa vào Mỹ để chống Trung Quốc’ hiện đang ‘gây bất lợi cho Đảng và Nhà nước Việt Nam’ cũng như ‘quan hệ Việt Nam – Trung Quốc’.

Chính vì vậy, Tướng Vịnh đề nghị phải làm cho nhân dân hai nước và cả cộng đồng quốc tế hiểu rõ ‘bản chất’ vấn đề Biển Đông đặt dưới ‘mối quan hệ tổng thể giữa hai nước.’
 
“Chúng ta cần làm cho nhân dân hai nước hiểu rõ, giữa Việt Nam và Trung Quốc còn tồn tại vấn đề nhưng hai Đảng, hai Nhà nước đã cam kết xử lý bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế, với giải pháp hai bên cùng có thể chấp nhận được,” tướng Vịnh nói, nhưng không nói rõ giải pháp hai bên có thể chấp nhận được là gì.
 
Đại diện phái đoàn Trung Quốc tại cuộc họp, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, được dẫn lời nói hai nước nên vì ‘đại cục’ quan hệ Việt-Trung và ổn định khu vực.
 
“Hòa bình hai bên đều có lợi. Đối đầu hai bên đều thiệt hại”, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên được dẫn lời.
 
Hai bên đã đạt được ‘nhận thức chung’ trong nhiều vấn đề, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.
 
Hai nước cũng cho biết sẽ sớm hoàn thành đường dây nóng giữa hai bộ Quốc phòng và mở rộng trao đổi học viên quân sự, trong khi Trung Quốc hứa sẽ chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
 
Bên ngoài 'kích động'
 
Trong khuôn khổ chuyến đi tham dự đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh, hôm thứ Hai 29/08 Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng có cuộc hội kiến với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Lương Quang Liệt.
 
Theo tường thuật của Tân Hoa Xã, trong cuộc gặp này hai bên đã cam kết giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua tham vấn và đàm phán.
 
“Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Việt Nam để bảo vệ những lợi ích chiến lược chung và mối quan hệ tổng thể giữa hai nước cũng như hòa bình và ổn định ở Biển Đông,” ông phát biểu.
 
Để làm được điều đó, Thượng tướng Liệt cho biết hai bên sẽ tăng cường tham vấn và đối thoại cũng như ‘ngăn chặn những kích động từ bên ngoài vốn sẽ làm hỏng mối quan hệ giữa hai nước’ trong một phát biểu hàm ý nhắc đến ý định của Mỹ muốn tham dự giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
 
“Trung Quốc phản đối làm phức tạp và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông,” Thượng tướng Lương Quang Liệt được trích lời nói.
 

No comments:

Post a Comment