Sunday, March 18, 2012

GỬI EM BÀI THƠ

Em Đi Một Sáng Mưa Bay

Em đi một sáng mưa bay

Giọt mưa rấm rức tháng ngày cô đơn
Em đi chẳng một dỗi hờn
Ra đi cái vụt nửa hồn tôi đau
Trách gì nhau, giận gì nhau
Sao em chẳng nói nhói sâu tim hồng
Vâng tình có có không không
Xóa đi ngoại dấu, tích lòng xóa chăng
Với sao trời, hái vầng trăng
Tôi người nhân thế mộng Hằng Nga xưa
Ừ tôi chết cũng chưa chừa
Lỡ yêu yêu đến... chết chưa thỏa lòng
Trời mưa mưa mãi ròng ròng
Hồn tôi bấn loạn bão giông chẳng ngừng
Em đi trời gió rưng rưng
Sao không báo, anh van đừng đi em

Tác Giả: Nguyên Đỗ
(cvk69 Đỗ Chí Tình)


VỊ ĐẮNG

anh ơi gặp gỡ trong đời
đau thương là tiếng gọi mời khát khao
ai tìm ai cõi hư hao
ai đưa ai với xôn xao đợi chờ
lạc về đâu mấy câu thơ
lạc về đâu mấy giấc mơ úa mầu
anh ơi vị đắng tình đầu
theo anh đến thuở bạc mầu tóc xanh?
bên trời mắt vẫn long lanh
bên đời người vẫn mong manh áo nhầu
anh ơi sông mấy nhịp cầu
có bao nhiêu chuyến xe sầu đi qua
tay buồn níu cõi bao la
chân buồn lỗi nhịp xót xa níu đời
mai sau còn nhớ tên người
anh ơi ngậm chút môi cười rồi thôi.


trần thanh hương

Friday, March 16, 2012

SỰ ĐÁNG SỢ CỦA NƯỚC MỸ

Sự Đáng Sợ Của Nước Mỹ ?

        (Đây là phần lược dịch bài nói của ông Lưu Á Châu, hiện đang là Chủ nhiệm chính trị bộ đội Không quân của Quân khu Bắc Kinh.)
        Trong quá khứ, vì để giúp Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Quốc.     
        Hai nước Trung Quốc- Mỹ không có xung đột lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động. Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói 2 nước "phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau". Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật?
        Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ?
        Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.
        Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: "Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi." Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác: "Thưa thày, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8- 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ."
        Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: "Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!" Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ "dám". Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông.
        Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người không yêu tổ quốc mình hợp thành, nhưng họ đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn!

        Vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm.
        Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta, lớn đến nhà nước, nhỏ tới từng đơn vị, phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có chức vụ, có chức vụ thì không có đầu óc.
        Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế, 1 là họ không mắc sai lầm; 2 là họ ít mắc sai lầm; 3 là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai.
        Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ. Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế. Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia.
        Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai sở hữu sẽ bị mất. Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược.
        Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc. Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao.
        Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc. Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự.
        Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia "dân chủ". Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi. Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm vùng Đài Loan. Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia “dân chủ” bao vây là hiệu ứng dài hạn.
        Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn:
        Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên. Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết.

        Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố. Đới Húc [7] nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa?

        Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng. Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ. Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm.

        Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân.

        Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo.

        Đó là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải [8] sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức [9] giết sạch giá trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.

        Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi. Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố.
        Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này: Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác. Sau khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới đánh bọn không tặc. Dân chủ là gì; đây tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.
San Lê chuyển

OMEGA-3 GIÚP TRÁNH SUY GIẢM TRÍ NHỚ

Omega-3 giúp tránh suy giảm trí nhớ
Ăn nhiều thực phẩm chứa các acid béo omega-3 – loại chất béo tốt cho cơ thể có rất nhiều trong các loại cá, như cá hồi – có thể giúp bảo vệ người cao tuổi tránh suy giảm trí nhớ và các vấn đề về não, theo một nghiên cứu công bố hôm 28/2 trên tạp chí Neurology.
Từ lâu người ta đã biết rằng ăn cá tốt cho não. Nhưng nghiên cứu mới đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra mối liên quan giữa nồng độ omega-3 trong máu và các vấn đề như teo não, mất trí nhớ, suy giảm chức năng nhận thức, và tất cả các vấn đề này đều làm gia tăng nguy cơ bị bệnh Alzheimer cũng như các dạng mất trí khác.

Nghiên cứu mới này thử nghiệm trên 1575 người độ tuổi từ 58 tới 76, tất cả đều được chụp MRI não, thử máu, và nhiều dạng thử nghiệm chức tăng tâm thần. So với những người có nồng độ omega-3 cao nhất, những người đàn ông và đàn bà có nồng độ thấp nhất thường có thể tích não bé hơn, và đạt kết quả kém hơn qua các kỳ kiểm tra thị lực và tư duy trừu tượng,

“Nồng độ omega-3 càng thấp thì kết quả kiểm tra càng kém đi”, nhận xét từ Zaldy Tan, một nhà nghiên cứu về Alzheimer từ trường UCLA, cũng là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu. “Chúng tôi đã tính tới các ảnh hưởng từ tuổi tác, giới tính, học vấn, chỉ số khối lượng cơ thể, thói quen hút thuốc, v.v, nhưng cuối cùng kết quả vẫn chỉ ra mối quan hệ khá rõ ràng”.

Các nghiên cứu trước đây đã tìm ra những mối liên quan tương tự giữa omega-3 và các bệnh tâm thần, nhưng những khảo sát trong đó người tham gia kể lại họ đã ăn những gì trong một tuần hay tháng nào đó thường không thể nào chính xác. Nhưng thử máu thì chắc chắn giúp xác định chính xác hàm lượng chất béo mà cơ thể một ai đó đã hấp thụ.

“Đây là lần đầu tiên chúng ta chứng minh được mối quan hệ, và điều này thật đáng phấn khích”, nhận xét từ BS. Gisele Wolf-Klein, giám đốc giáo dục về tuổi già tại tổ chức North Shore–LIJ Health System ở New Hyde Park, New York, người không tham gia vào đề tài nghiên cứu. “Nghiên cứu này sẽ thúc đẩy nhiều nghiên cứu sâu hơn”.

Não nhỏ chưa chắc là điều đáng lo, vì não vẫn tự nhỏ đi một cách tự nhiên theo tuổi tác. Nhưng qua thử nghiệm cho thấy những người có mức omega-3 thấp nhất thường có kích cỡ não tương đương với những người già hơn họ 2 tuổi, Tan cho biết.

Bên cạnh đó, những người có mức omega-3 thấp thường có lượng chất trắng kết lại trong não cao hơn. Sự cố kết chất trắng này được cho là liên quan tới nguy cơ cao hơn gây mất trí và đột quỵ.

Kết quả nghiên cứu này chưa phải là căn cứ để khiến mọi người mua thật nhiều cá và các thực phẩm chức năng liên quan tới cá – cũng là một nguồn cung cấp omega-3 đáng kể khác. “Sau khi đọc nghiên cứu này, bạn đừng vội chạy ra cửa hàng mua những viên bổ sung omega-3”, Wolf-Klein nói. “Đây chưa phải là một nghiên cứu có tính can thiệp để chúng ta có thể diễn dịch thành những khuyến nghị về y tế”.

Hướng dẫn thực phẩm liên bang của Mỹ khuyên mọi người nên ăn 8 ounce (tương đương 226,8 gram) đồ biển mỗi tuần để giúp phòng ngừa bệnh tim. (Hạt lanh và hạt óc chó cũng là những nguồn cung cấp omega-3 rất tốt). Tan cho rằng chừng đó lượng đồ biển là “tương đối đủ” cho đa số mọi người, nhưng ông cũng lưu ý rằng nghiên cứu chưa xác định nồng độ omega-3 nào trong máu là bình thường, khỏe mạnh.  

“Liệu những viên thực phẩm chức năng có tốt cho bạn không? Chúng tôi không rõ. Chúng tôi chưa có đủ cơ sở để khuyến nghị, nên chúng tôi chưa biết như thế nào là tốt”, ông nói. “Nhưng có lẽ cái gì là tốt cho tim thì cũng tốt cho não”.

Lược dịch theo bài của Matt McMillen từ Time:http://healthland. time.com/2012/02/28/omega-3s-may-guard-against-brain-decline/
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&CategoryID=2&News=4963

ĂN CÁ CÓ ÍCH LỢI GÌ?

Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan: Ăn Cá Có Ích Lợi Gì.

Cá nướng.
Từ trước tới giờ, các nhà khoa học đều nhìn nhận rằng chất acid béo Oméga-3 tìm thấy trong cá rất tốt cho sức khoẻ của chúng ta.
* * *
Oméga-3 là gì?
Đây là chất acid béo thiết yếu (essential fatty acid) nằm trong nhóm chất béo không bão hòa đa thể (polyunsaturated)
Có 3 loại Oméga-3:
1- Alpha linolenic acid (ALA): có nhiều nhất trong hạt lanh (linseed, flaxseed, graines de lin), trong đậu nành, trong hạt dẻ (walnuts), trong các loại dầu ăn làm từ các thực vật vừa kể và trong dầu Canola (colza)… Riêng hai loại dầu đậu nành (soybean oil) và dầu hạt dẻ, ngoài chất béo Oméga-3 ra, chúng cũng còn có chứa một tỉ lệ khá cao chất béo Oméga-6 nữa;
2- Eicosapentaenoic acid (EPA): một phần nhỏ, lối 15% được cơ thể tổng hợp từ chất acid béo ALA, phần lớn còn lại được tìm thấy trong cá tôm sò, mà đặc biệt là trong mỡ cá sống ở vùng nước lạnh thí dụ như cá salmon, mackerel, herring, trout, sardine, halibut, v.v… Bệnh tiểu đường, bệnh nghiện rượu hay thuốc lá cũng như bệnh stress đều là những yếu tố gây trở ngại trong việc chuyển hóa ALA ra EPA;
3- Docosahexaenoic acid (DHA): được thấy nhiều trong các loài thủy sản và trong sữa mẹ.
Oméga-3 có ảnh hưởng tới bệnh tim mạch là do cơ chế của nó có tính kháng viêm, làm giảm áp huyết, làm giảm nồng độ triglycerides, kích thích nitric oxide xuất xứ từ nội mạc, giảm sự kết tụ tiểu cầu và giảm những eicosanoids gây viêm.
Oméga-3 và nhu cầu của chúng ta.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nhu cầu về Oméga-3 như sau: ALA từ 0.8g đến 1.1g/ngày và EPA+DHA từ 0.3g đến 0.5g/ngày.
Trung bình để có được 1.3g Oméga-3, thì cần ăn một trong những lượng thức ăn như sau:
+ Oméga-3 nguồn gốc thực vật (ALA)
- 2 muỗng café hạt lanh xay
- ½ muỗng café (2ml) dầu hạt lanh
- 1¼ tách noix de Grenoble
- 13gr hạt Graines de chanvre (hemp)
- 1 muỗng canh dầu canola (colza)
- 22ml dầu đậu nành
+ Oméga-3 nguồn gốc thủy sản (EPA+ DHA)
- 70g cá salmon Atlantic (cá nuôi)
- 90g cá pink salmon (trong lon)
- 90g cá mòi sardine
- 70g cá herring (hareng)
- 120g cá white tuna (thon) loại trong lon
Ăn cá tốt cho sức khỏe tim mạch.
Oméga-3 có ích trong việc làm hạ cholestérol và triglyceride trong máu, ngừa hiện tượng máu bị đóng cục (antithrombotic), ngừa nghẽn mạch vành, giúp điều hòa nhịp tim (antiarrythmic) và nhờ đó mà tránh được nguy cơ chết bất đắc kỳ tử.
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các quốc gia công nghiệp.
Chất acid béo Oméga-3 đã xuất hiện thật đúng lúc, và đã được nhiều người xem như một vị cứu tinh đối với họ. Đúng vậy, các nhà khoa học đều nhìn nhận tính chất tốt đẹp của Oméga-3 trong việc phòng ngừa phần nào các bệnh về tim mạch.
Kỹ nghệ thực phẩm và kỹ nghệ thuốc thiên nhiên đã không bỏ lỡ cơ hội khai thác các mặt hàng có chứa chất Oméga-3 để mong hốt bạc một cách nhanh chóng. Quảng cáo của họ rất hấp dẫn và rất tinh vi để mê hoặc người tiêu thụ.
Nguồn Oméga-3 từ thực vật, tốt nhất vẫn là dầu lanh, hạt lanh. Kế đó là nguồn Oméga-3 động vật mà điển hình là hai chất EPA và DHA từ cá… Và chúng ta nên biết là cá được đánh bắt ngoài biển có chứa nhiều Oméga-3 hơn cá nuôi!
Ăn cá giúp ngừa bệnh lú lẫn Alzheimer./strong>
Tháng 11/2011 vừa qua, một khảo cứu của Hoa Kỳ lần đầu tiên chứng minh rằng những người ăn cá thường xuyên ít bị teo não, hoặc có thể giúp làm chậm lại sự phát triển của bệnh Alzheimer.
Cá nướng hay hấp hoặc luộc (broiled or baked) tốt hơn cá chiên (fried) trong mỡ nóng vì sẽ làm cho Oméga-3 bị mất đi.
Khảo cứu trên đã sử dụng phương pháp Magnetic Resonance Imaging MRI (phương pháp cộng hưởng từ) để đo và so sánh hình ảnh não bộ ở một số người cao tuổi.
Eating Fish Reduces Risk of Alzheimer’s Disease, Pitt Study Finds
Video. http://video.foxnews.com/v/1322124357001/eating-fish-may-reduce-risk-of-alzheimers/
Ăn cá đúng cách.

*/ Tránh ăn những lát cá có áo bột sẵn bán ngoài chợ, vì nó thường chứa nhiều chất béo Trans rất xấu.
Chất béo Trans và bệnh tim mạch:
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-282_4-140656/
*/ Hạn chế việc dùng các loại cá như cá mập (shark), cá tuna, cá lưỡi kiếm (swordfish), và cá trout là những loại cá có chứa nhiều thủy ngân nhất. Chất nầy cũng ảnh hưởng không tốt cho bào thai;
*/ Ăn cá tốt cho bệnh tim mạch và còn ngừa được bệnh Alheimer, nên sự ích lợi của việc ăn cá vẫn trội hơn là việc cữ ăn cá vì sợ bị nhiễm thủy ngân hay dioxin… Chỉ cần những phụ nữ đang mang thai nên cẩn thận hơn;
*/ Ăn cá vẫn tốt hơn ăn thịt vì cá chứa ít chất béo bão hòa hơn;
*/ Ăn cá vẫn là giải pháp tốt hơn là uống những viên dầu cá, vì ngoài chất Oméga-3 có trong mỡ cá ra, nó cũng còn có chứa những chất dinh dưỡng khác nữa, chẳng hạn như chất Selenium mà không thấy có trong viên dầu cá;
*/ Sau đây là một vài thí dụ về Oméga-3 ở một số loài thủy sản (100g): cá salmon 1.8g, sardine 1.4g, hering 1.2, mackerel 1.0, trout 1.0, swordfish 0.7, tuna 0.7, haddock 0.2, cod 0.2, tôm tép 0.3, sò 0.5-0.7 (USDA Nutrient database for standard reference).
Oméga-3 và kỹ nghệ thực phẩm.
Đây chính là cơ hội bằng vàng của kỹ nghệ thực phẩm.
Tại Canada, Công ty sữa Natrel cho trộn dầu hạt lanh vào sữa để tăng cường thêm Oméga-3.
Công ty Neilson Dairy Oh sản xuất ra một loại sữa giàu chất Oméga-3 DHA, bằng cách cho trộn thêm chất DHA của cá vào thức ăn hỗn hợp dùng nuôi bò sữa.
Công ty Kraft tung ra thị trường loại sauce mayonnaise có tăng cường chất Oméga-3, bằng cách cho trộn thêm dầu đậu nành trong sauce, nhưng cách nầy cũng có cái bất lợi là đồng thời nó cũng làm tăng chất Oméga-6 lên.
Trên thị trường, rất nhiều sản phẩm có tăng cường thêm Oméga-3.
Chẳng hạn fromage có Oméga-3 làm từ sữa vắt từ những bò cái được cho ăn khẩu phần đặc biệt có hạt lanh và chất DHA của cá. Hiệu fromage Black Diamond có chứa 0.1g Oméga-3 cho mỗi 30g, trong số nầy 20mg là DHA.
Trứng gà tăng cường Oméga-3, sản xuất ra từ những gà mái đã được nuôi bằng thực phẩm hỗn hợp có trộn thêm 20% hạt lanh. Trứng gà loại nầy rất to và có chứa lối 0.4g Oméga-3, trong số nầy 8mg là DHA. Phải cần ít nhất 20 quả trứng mới hy vọng có được một số lượng chất acid béo Oméga-3 tương đương với số Oméga-3 trong 90g cá salmon.
Viên dầu cá thì sao?
Trường hợp ai không thích ăn cá thì họ có thể uống các viên supplement dầu cá.
Tùy theo loại dầu cá mà nồng độ Oméga-3 có thể thay đổi từ 100mg đến 700mg chất Oméga-3 EPA+DHA… Cũng có sản phẩm vừa chứa dầu cá mà đồng thời cũng có chứa các loại dầu khác, như dầu bourrache (borage oil), dầu onagre (primrose oil), dầu carthame (safflower oil), v.v. Được biết nhu cầu trung bình hằng ngày của chúng ta ở vào khoảng: 500mg EPA+DHA.
Nên nhớ là dầu cá khác với dầu gan cá. Dầu gan cá được sử dụng để cung cấp vitamin A và vitamin D… Muốn có đủ nhu cầu Oméga-3 cần thiết, chúng ta cần phải uống một số lượng lớn dầu gan cá, vì vậy có thể có nguy cơ bị ngộ độc do thặng dư vitamin A và vitamin D.
Những ai có vấn đề máu huyết, hoặc đang sử dụng thuốc kháng đông (warfarin, heparin) thì cần phải thận trọng khi dùng dầu cá.
Dùng quá nhiều dầu cá có thể bị nôn mửa và đi tiêu chảy. Vì tính chất gây loãng máu của dầu cá, cho nên nếu uống trên 3g Oméga-3 trong một ngày có thể bị chảy máu cam.
University of Maryland- Medical center. Omega-3 fatty Acids
http://www.umm.edu/altmed/articles/omega-3-000316.htm
Hiện nay, tại Bắc Mỹ, dầu cá vẫn còn được xếp trong nhóm thực phẩm bổ sung (dietary supplement), vì vậy luật lệ kiểm soát chất lượng các loại dầu cá vẫn còn lỏng lẻo chớ chưa được chặt chẽ như phía bên dược phẩm. Các liều lượng Oméga ghi trên nhãn hiệu đôi khi cũng không chắc gì đúng với chất lượng của sản phẩm chứa đựng trong chai!
Cách ngừa bệnh tim mạch tốt nhất vẫn là…
+ Giảm thiểu dầu mỡ, ăn ít thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt dê cừu), tránh các loại chất béo xấu như chất béo bão hòa và chất béo Trans;
+ Dùng các loại chất béo tốt, như chất béo không bão hòa đơn thể (mono-unsaturated) có nhiều trong dầu olive, và chất béo không bão hòa đa thể (poly-unsaturated) hiện diện trong hầu hết các loại dầu thực vật như dầu canola, dầu đậu nành, vân vân;
+ Dùng cá 2-3 lần trong tuần, ăn nhiều rau đậu, hạt dẻ và trái cây tươi;
+ Ngoài ra, cần bớt rượu, bỏ thuốc;
+ Và nhớ vận động, tập thể dục thể thao đều đặn và thường xuyên.
The American Heart Association có đưa ra khuyến cáo sau đây: Tổng số chất béo (tốt lẫn xấu) ăn vào trong một ngày không được vượt quá giới hạn 30% của nhu cầu năng lượng (2.000 calories). Một nửa số chất béo trên phải là chất béo không bão hoà đơn thể, ¼ là chất béo không bão hòa đa thể (Oméga-3 và Oméga-6) và ¼ còn lại là chất béo bão hòa (saturated).
Oméga-6 và Oméga-9.
Cá saumon.
Trên thị trường, chúng ta thấy có một loại viên hỗn hợp Oméga-3 + Oméga-6 + Oméga-9 (Omega 3-6-9 Supplements)
Oméga-6, gồm những chất béo không bão hòa đa thể, thấy hiện diện trong các loại dầu thực vật như: dầu bắp (corn oil), dầu hạt bông vải (cottonseed oil), dầu hạt nho (grapeseed oil, huile de pepins de raisin), primrose oil (huile d’onagre), safflower oil (huile de carthame), borage oil (huile de bourrache), hemp oil (huile de chanvre), dầu mè (sesame oil), dầu đậu nành (soybean oil), dầu hoa hướng dương (sunflower oil, huile de tournesol), trong trứng gà, trong mỡ và trong beurre… Cũng như Oméga-3, Oméga-6 cũng có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch bằng cách làm giảm cholestérol và triglyceride trong máu xuống.
Oméga-9 được gọi là oleic acid. Đây là loại chất béo không bão hòa đơn thể. Các nhà khoa học cho biết rằng chất béo Oméga-9 cũng rất tốt để phòng ngừa các bệnh về tim mạch và có lẽ cả cancer vú ở phụ nữ nữa. Dầu olive có chứa một tỉ lệ rất cao chất acid béo Oméga-9.
Dầu mỡ, bạn hay thù:
http://www.yduocngaynay.com/8-8TK_NgTChanh_DauMoBanHayThu.htm
Chú ý: Nhu cầu Oméga-6 chỉ cần 4.44g/ngày và tối đa là 6.67g/ngày.
Oméga-6 và công nghiệp thực phẩm.
Được biết thực phẩm trong công nghiệp chứa nhiều Oméga-6.
Vì Oméga-3 ít ổn định, dễ bị hủy bởi ánh sáng cũng như ở nhiệt độ cao (như lúc chiên trong chảo nóng chẳng hạn)… Và dưới tác dụng của oxy, Oméga-3 trở nên hôi (rancid).
Bởi những lý do nầy, kỹ nghệ thực phẩm thường chọn những loại dầu nào dễ ổn định hơn để pha trộn trong thực phẩm sản xuất theo lối công nghiệp, cho nên họ thường dùng các loại dầu có chứa rất ít Oméga-3 và rất giàu Oméga-6.
Tại các quốc gia Tây Phương và Bắc Mỹ, thức ăn công nghiệp thường có chứa từ 10 đến 30 Oméga-6 cho 1 Oméga-3.
Cần phải có sự quân bình giữa Oméga-6 và Oméga-3.
Tỉ lệ lý tưởng phải là ở mức từ: 1 đến 4 Oméga-6 cho 1 Oméga-3
Nhìn chung, trong các bữa ăn hằng ngày, dân Bắc Mỹ ít chịu dùng cá nên thiếu Oméga-3, nhưng ngược lại quá thừa Oméga-6, vì họ thường sử dụng fast foods và thực phẩm biến chế công nghiệp có chứa rất nhiều dầu thực vật.
Video -The importance of Omega-3 and Omega -6 Fatty Acids
http://video.answers.com/the-importance-of-omega-3-and-omega-6-fatty-acids-474027174
Cái phức tạp là một loại dầu thực vật nào đó nếu có chứa Oméga-3 thì đồng thời cũng thường có chứa Oméga-6 với tỉ lệ khác nhau. Cách dễ nhất để có chất Oméga-3 là dùng hạt lanh. Loại thức ăn nầy chứa một tỉ lệ Oméga-3 rất cao.
Ăn quá nhiều Oméga-6 cũng không tốt cho sức khỏe, thí dụ như nó có thể làm gia tăng sự giữ nước trong cơ thể, kéo theo việc tăng áp suất máu, và tăng nguy cơ hiện tượng máu bị đóng cục trong mạch.
Bởi lý do vừa kể, tỉ lệ giữa Oméga-6 và Oméga-3 tiêu thụ rất ư là quan trọng.
Một tỉ lệ Oméga-6 quá cao và Oméga-3 quá thấp sẽ có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Trong biến dưỡng, hai chất Oméga-6 và Oméga-3 đều sử dụng chung một số enzymes, vitamins (B3, B6, C, E) và các chất khoáng magnesium và zinc.
Nếu Oméga-6 quá nhiều, nó sẽ chiếm lấy hết các enzymes và vitamins cần thiết khiến Oméga-3 không thể hoạt động một cách hoàn hảo được, nhất là trong việc bảo vệ tim mạch, và còn có thể gây nên cơn đau nhức viêm sưng chẳng hạn như viêm khớp và suyễn.
Vẫn còn trong vòng tranh luận.
Tạp chí JAMA đã đưa ra nhận xét là:
Quả thật Oméga-3 có ích lợi phần nào đối với các bệnh về tim mạch, nhưng còn đối với các bệnh cancer người ta chưa có thể rút ra một kết luận nào chắc chắn cả… Oméga-3 vẫn còn trong vòng nghiên cứu và tranh luận giữa các nhà khoa học với nhau…
JAMA. Effect of Omega-3 Fatty Acids and Cancer Risks.
http://jama.ama-assn.org/content/295/4/403.abstract.
Tóm lại, Oméga-3 hay Oméga-6 hoặc Oméga-9 đều là những chất béo cả.
Và còn tốt hay xấu cũng chỉ tùy thuộc vào cách sử dụng của chúng ta mà thôi./.
Montreal, Feb 4, 2012
Nguyễn Thượng Chánh, DVM & Dược sĩ Nguyễn Ngọc Lan
Tài liệu tham khảo:
- Harvard School of Public Health. Omega 3 Fatty Acid
http://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/questions/omega-3/index.html
- Hu FB et al. Optimal diet for prevention of coronary heart disease. JAMA Nov. 2002
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12444864
- Maggie B. Covington MD. Omega-3 fatty acids. American Family Physician Jul.2004
- Catherine H. MacLean, MD, PhD. Effects of Omega-3 Fatty Acids on Cancer risk, a Systemic Rewiew, JAMA.2006;403-415
- Lucas M, Ruby F. Acides gras essentiels. Reseauproteus net
- Précieux Oméga-3, Protegez Vous, Dec.2004
- Medecinenet.Fats, fish oil and omega-3 fatty acids
http://www.medicinenet.com/script/main/art.asp?articlekey=23820
( Biên Hùng chuyển )

5 THÀNH PHẦN NGUY HIỂM CÓ TRONG THỨC ĂN

5 thành phần nguy hiểm có trong thức ăn.

Bạn có biết, các chất làm ngọt, phẩm màu, chất bảo quản... có trong thực phẩm chế biến sẵn đều vô cùng nguy hại cho sức khỏe của bạn.
Dưới đây là 5 thành phần nguy hiểm nhất mà bạn nên tránh càng xa càng tốt.
Sodium Nitrite

Đây là một loại chất bảo quản thường có trong xúc xích, giăm bông, thịt xông khói và rất nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn từ thịt.
Sodium Nitrite có tác dụng bảo toàn màu đỏ/hồng tươi của thịt và khiến cho món ăn đó trở nên bắt mắt hơn. Thậm chí, ở mức độ nào đó, Sodium Nitrite còn có khả năng ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.
Tuy nhiên, khi ăn phải một số lượng lớn, sodium nitrite sẽ phản ứng với axit có trong dạ dày tạo ra và tạo ra nitrosamine - tác nhân chính gây ung thư.
Ngoài ra, sodium nitrite còn là nguyên nhân của chứng đau nửa đầu, triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính. Các loại thịt không đỏ như thịt gà, cá là các loại thực phẩm tương đối an toàn vì không chứa nitrat.
Excitotoxin
Excitotoxin thường có nhiều trong súp đóng hộp, sô-đa, xúc xích, sa lát, các đồ ăn chay bán sẵn... Ngoài ra, excitotoxin còn được sử dụng như một loại gia vị trong hầu hết các loại thực phẩm, như bột ngọt hoặc các loại gia vị ngọt được đặt cho các tên gọi khác nhau.
Excitotoxin về cơ bản là một loại axit amin có chức năng dẫn truyền thần kinh trong não. Nhưng khi các tế bào não tiếp xúc với lượng excitotoxin quá lớn (thông qua ăn uống hàng ngày) thì chúng bị kích thích mạnh và bắt đầu truyền các tín hiệu thần kinh với tốc độ rất nhanh cho đến khi chúng hoàn toàn kiệt quệ. Nhiều giờ sau, những nơron này chết đột ngột, như là chúng bị kích thích đến chết. Vì lý do đó, các nhà nghiên cứu thần kinh gọi excitotoxin là chất độc kích thích.
Đối với thai nhi và trẻ em, do các enzym bảo vệ trong não chưa phát triển đầy đủ, nên chưa có khả năng tự “giải độc” cho mình. Chính vì thế, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nên hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm chứa excitotoxin.

Gluten


Gluten là chất tinh bột có trong lúa mạch, lúa mỳ và lúa mạch đen. Gluten có thành phần là gliadin - một dạng protein không hòa tan có thể gây ra chứng dị ứng hay rối loạn tiêu hóa do không dung nạp gluten. Đó là một bệnh được gọi là “bệnh tạng”, có biểu hiện thoái hóa mô trong của ruột làm cho không thể hấp thu được chất dẫn đến các rối loạn như thiếu máu, tiêu chảy, chướng hơi, sụt cân và khối cơ bắp.

Những người nhạy cảm với gluten mà đang mắc các chứng tiểu đường, suy nhược cơ thể, viêm khớp, loãng xương, viêm da, vảy nến và bệnh đa xơ cứng... thì các chứng bệnh này sẽ trở nên trầm trọng hơn khi cơ thể hấp thu gluten.

BHA và BHT


Butylated Hydroxyanisole (BHA) và Butylated Hydroxytoluene (BHT) được sử dụng để bảo quản chất béo và ức chế sự hình thành của nấm men. Các thực phẩm như bơ, khoai tây chiên, bia, ngũ cốc, thịt... đều chứa BHT hoặc BHA, thậm chí cả hai. BHT là chất chống oxy hóa ở các chất béo để tránh cho sản phẩm bị ôi thiu.

Khi cơ thể dung nạp quá nhiều các chất này có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. BHT và BHA có thể gây khó khăn cho quá trình trao đổi chất, làm giảm cân, tổn thương gan, gây ra chứng chậm phát triển và phát triển bất thường ở thai nhi. Đây cũng là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em.
BHA và BHT có thể làm tăng nguy cơ ung thư (nghi ngờ là chất gây ung thư) và khi được tích lũy trong các mô, chúng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. BHA và BHT còn gây ra chứng to gan, chậm phát triển tế bào, chứng viêm da tiếp xúc và các vấn đề về da khác...

Fructose Corn Syrup cao (HFCS)


Còn được gọi bởi các tên khác như xirô ngô, fructose hay đường ngô... Đó là một loại

chất làm ngọt có chưa hàm lượng calorie cao, được sử dụng trong các thực phẩm chế biến sẵn như sốt cà chua, mứt, bánh mỳ, trộn sa lát, kem, nước giải khát...
Nếu cơ thể tiêu thụ lượng HFCS bình thường thì sẽ không có hại cho sức khỏe, nhưng nếu hấp thụ ở hàm lượng quá cao sẽ là dẫn đến các chứng bệnh tim mạch, béo phì và tiểu đường type 2... Ngoài ra, chúng còn gây ra sự thay đổi trong chuyển hóa nội bào và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
NHỮNG MÓN ĂN KỴ NHAUNấu ăn ngon, trình bày đẹp đẽ chưa đủ, mà các món ăn còn cần phải được  kết hợp đúng cách. Thật vậy, có những loại thực phẩm không thể ăn cùng một lúc đươc vì tương khắc với nhau, có  thể gây những phản ứng không tốt cho sức khỏe đôi khi còn  nguy hại  đến tính mạng .
 
 Dưới đây là một số những kết hợp thực phẩm cần phải tránh :
 
 Kết hợp nên tránh
 
                                 Lý do
1
Thịt dê với nước trà
Thịt dê rất giàu protein Sau khi ăn hai loại thịt này, nếu bạn dùng ngay một tách nước chè, chất a-xit tanin từ chè sẽ kết hợp với protein trong thịt, tạo thành chất tanalbit.
Chất này làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột, khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, dẫn đến táo bón, gây nguy cơ ung thư.
2
Thịt gà với rau kinh giới
Rau kinh giớidùng chung với thịt gà sẽ gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Nếu ăn thường xuyên có thể khiến bạn khó đi ngoài
3
Gan động vật với rau cần, cà rốt
Cellulose, acid oxalic xung khắc với sắt: Các loại gan động vật, lòng đỏ trứng gà, đậu nành có chứa nhiều sắt, nên không được ăn cùng với các loại rau cần, cà rốt, khoai chứa nhiều cellulose, và cũng không nên ăn cùng các loại rau như rau chân vịt có chứa nhiều acid oxalic. Vì cellulose và acid oxalic đều sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt trong thức ăn của cơ thể
4
Gan ln với giá đậu
 
Có đến 2,5mg đồng trong khoảng 100gr gan lợn. Bên cạnh đó, giá lại chứa nhiều vitamin C. Nếu bạn xào giá cùng với gan lợn, trong thời gian tiêu hóa, vitamin C sẽ bị ô-xy hoá. Giá sẽ biến thành chất bã, không còn giá trị dinh dưỡng nữa.
5
Óc lợn với  trứng gà
Dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu, dễ làm người ăn bị chứng cao huyết áp đột ngột, dẫn đến tử vong
6
Trứng gà với sữa đậu nành
Trong sữa đậu nành chứa men protidaza có tính ức chế các protein trong trứng gà, gây chứng khó tiêu, đầy bụng
7
Trứng gà với đường
 
Protein và đường xung khắc với nhau: Lysine và đường có trong sữa bò sẽ có phản ứng ở nhiệt độ cao, làm cho các acid amin mất đi. Trứng gà và đường không nên nấu cùng nhau cũng vì lý do này. Nhưng bạn có thể đun nóng sữa, nấu chín trứng gà rồi để nguội sau đó cho đường vào thì sẽ không có vấn đề gì.
8
Trứng vịt với tỏi
Tỏi có thể biến thành chất độc gây hại cho cơ thể khi kết hợp chung với trứng, đặc biệt là khi tỏi dùng để khử quá cháy sém.
9
Hải sản với một số loại hoa quả
Acid tannic xung khắc với protein: Nếu như bạn ăn hải sản xong mà ăn liền các loại trái cây như là nho, lựu, hồng... thì dễ xuất hiện các triệu chứng như là nôn ọe, chướng bụng, đau bụng, đi tiêu chảy..Vì trong các loại trái cây này có chứa acid tannic, mà acid tannic mà gặp protein có trong các loại hải sản thì sẽ bị đông lại và trầm lắng, dễ tạo ra những chất khó tiêu hóa. Vì vậy, sau khi ăn hải sản xong thì khoảng 4 tiếng sau bạn mới được ăn những trái cây giầu acid tannic như trên. Chú ý là ăn thịt xong cũng không nên uống trà ngay, nguyên nhân cũng giống y như ở trên.
10
Các loại động vật có vỏ sống dưới nước (tôm, cua, ốc, hến..) với vitamin C
Các loại động vật này chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5 (chất này không gây độc cho cơ thể). Nhưng khi ta ăn các loại thực phẩm này mà uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho, mướp đắng... rau ngót..sẽ làm cho asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) là chất rất độc có thể gây chết người.
11
Dưa chuột với các món chứa nhiều vitamin C
Trong dưa chuột chứa một loại men làm phân giải vitamin C. Khi ăn dưa chuột với các món có vị chua như cam, quít, sơ-ri, bưởi.., chất men này sẽ làm mất lượng vitamin C vừa nạp vào cơ thể
12
Sữa bò với các nước   trái cây chua
Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin,bệnh này gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong.
13
Củ cải trắng với các loại lê, táo, nho
Ceton đồng có trong những loại trái này phản ứng với acid cianogen lưu huỳnh có trong củ cải khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ
14
Đậu phụ với rau chân vịt
Acid oxalic và sắt, mangie xung khắc với nhau: Đậu phụ kỵ ăn cùng với rau chân vịt vì trong đậu phụ có chứa magnesium chloride, calcium sulfate, còn trong rau chân vịt lại chứa acid oxalic, hai chất này gặp nhau sẽ tạo thành magnesium oxalate và calcium oxalate. Hai chất lắng đọng màu trắng này không được cơ thể hoan nghênh, không những ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của cơ thể mà còn dễ bị kết sỏi
15
Đậu phụ (táu hũ) với mật ong
Trong tàu hũ thường có thạch cao và trong mật ong thì có đường. Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày làm người ăn khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, nếu người đó có bệnh về tim mạch, thời gian dẫn đến tử vong càng nhanh hơn
16
Sữa đậu nành với mật ong
Mật ong chứa acid formic nên khi gặp đậu nành có nhiều protein sẽ gây ra hiện tượng kết tủa, dẫn đến tình trạng khó tiêu.
17
Sữa đậu nành với đường đen
 
Trong đường đen có chất acid malic, khi hòa tan trong sữa đậu nành sẽ tạo ra chất lắng tủa, làm giảm chất bổ của sữa đậu nành. Mặt khác khi uống vào dễ bị đầy bụng, khó tiêu khiến hấp thu các chất khác cũng giảm
18
Khoai lang với trái hồng
Trong trái hồng có chứa vị chát (tanin) và pectin. Khi ăn khoai lang cùng với hồng, tinh bột trong khoai lang sẽ tiết ra nhiều vị toan lẫn với chất tanin và pectin trong hồng, hình thành sỏi dạ dày.
Nếu tình trạng nặng sẽ gây loét và chảy máu dạ dày. Những người bị đau dạ dày phải chú ý hơn để tránh ăn cùng lúc những món này
19
Cà rốt, rau câu, rau cải với dấm
Carontine và acid acetic xung khắc với nhau: Xào cà rốt tuyệt đối không được cho giấm, vì acid acetic sẽ phá hoại hết lượng carontine. Cũng như vậy, rau câu, rau chân vịt, rau cải có chứa nhiều carontine cũng không nên cho giấm vào khi xào
20
Uống nhiều nước có gas trong khi ăn
Anh hưởng đến quá trình tiêu hóa, cụ thể là làm loãng dịch vị, gây cản trở co bóp thức ăn dẫn đến viêm dạ dày.
                                        
                                        Cũng còn những kết hợp thực phẩm không tốt khác như nói trong bài thơ         dưới đây :
Mật ong , sữa , sữa đậu nành ?
Ăn cùng tắc tử - phải đành xa nhau !
Gan lợn, giá, đậu nực cười ?
Xào chung, mất sạch bổ tươi ban đầu !
Thịt gà, kinh giới kỵ nhau ?
Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên !
Thịt dê, ngộ độc do đâu ?
Chỉ vì dưa hấu, xen vào bữa ăn !
Ba ba ăn với dền, sam
Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân !
Động kinh, chứng bệnh rành rành ?
Là do thịt lợn, rang chung ấu Tầu !
Chuối hột ăn với mật, đường?
Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi !
Thịt gà, rau cải có câu ?
Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô !
Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi?
Ăn vào chắc chết, mười mươi rõ ràng!
Cải thìa, thịt chó xào vô ?
Ăn vào, đi tả, hôn mê khôn lường !
Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh ?
Ăn cùng một lúc, liên thanh sấm rền!
Quả lê, thịt ngỗng thường thường ?
Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao
!
Đường đen pha sữa đậu nành ?
Đau bụng, tháo dạ, hoành hành suốt đêm !
Thịt rắn, kị củ cải xào ?
Ăn vào, sao thoát lưỡi đao tử thần !
Nôn mửa, bụng dạ không yên ? Vì do hải sản ăn liền trái cây !
Cá chép, cam thảo, nhớ rằng ?
Ăn chung, trúng độc, không cần hỏi tra !
Nước chè, thịt chó no say ?
Thỉnh thoảng như thế, có ngày ung thư !
Chuối tiêu, môn, sọ phiền hà ?
Ruột đau quằn quại, như là dao đâm !
Khoai lang, hồng, mận ăn vô ?
Dạ dày viêm loét, tổn hư tá tràng !
Ai ơi, khi chưa dọn mâm ?
Nhắc nhau nấu nướng, sai lầm hiểm nguy !
Giàu Vitamin C chớ có tham (1)
Nấu cùng ốc, hến, cua, tôm, nghêu, sò !
Ăn gì ? ăn với cái gì ?
Là điều cần nhớ, nên ghi vào lòng !
Chẳng may ăn phải, vài giờ ?
Chúng tạo chất độc bảng A chết người !
Quý nhau mời tiệc lẽ thường !
Thức ăn tương phản, trăm đường hại nhau !
 Hoặc trong tài liệu "gối đẩu giường" của các bà nội trợ như sau :
 Mật ong , sữa , sữa đậu nành
 Thịt lợn không nên ăn với ốc bươu, cam thảo .
 Thịt bò, thịt trâu tránh dủng chung với lươn, hẹ .
 Tỏi tránh dùng để ướp cá trắm .
 Bí đỏ tránh nấu chung với tôm cua.
 Thịt lươn "trắng" kị "ở chung với giấm .
 Cua tránh nấu chung với cà tím .
 Bắp không nên dùng với ốc .
 Ốc không thích ở với mì .
 Gan không nên dùng để nấu với măng tre
 
                                                                 Ngoài ra trong sự ăn uống cũng nên biết có một số thực phẩm :  
 
1- ảnh hưởng tới sự hấp thu protein như: 
- lòng trắng trứng  sống (trong có chứa chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein của thịt, cá sữa)
- sữa tươi (có chất kháng men tiêu hoá protein) vì vậy một số ngưởi uống sữa tươi bị đẩy bụng lâu tiêu 
- các loại đậu chưa nấu chín
2- làm mất tác dụng của vitamin như :
- món gỏi cá  (vì trong cá sống có chất kháng vitamin B1 gọi là pyrithiamine)
- trứng sống hay chưa chín ( vì chất avidin trong trứng sống hay chưa chín khi ăn vào sẽ kết hợp với vitamin H hay biotin tạo thành hợp chất avitin
- biotin làm cơ thể thiếu vitamin)
- bắp cải, bầu bí, dưa chuột ( men ascorbic oxidase phá hủy vitamin C)
3- cản trở sự hấp thu chất khoáng như :
-các trái cây chua như me, khế, xoài xanh…(chất acid oxalic cản trợ sự hấp thu calcium ) 
- các rau có glucozit như bắp cải, củ cải, cải bẹ…( dưới ảnh hưỡng của các men     trong cơ thể, glucozit bị phân hủy tạo ra thiocyamate và isothiocyanate càn trở việc kết hợp iốt của tuyến giáp) 
4-  chứa chất độc  như :
- măng, sắn tươi (glucozit chứa trong các thực phẩm này khi gặp nước , acid hoặc men tiêu hóa sẽ tạo thành acid cyanhydric ở thể tự do gây ngộ độc) . Do đó khi ăn sắn, bạn nhớ bóc hết vỏ dày, cắt khúc, đem ngâm nước rồi nấu chín.
- chua xanh và khoai tây ( vỏ khoai tây, nhất là mầm khoai, có nhiều chất solanin ,gây ngộ độc )   
( Quang Nguyen chuyển )

ĂN UỐNG GIẢM CHOLESTEROL

Phương pháp ăn uống mối  để giảm cholesterol
Chúng ta đều biết mình cân nặng bao nhiêu, mã số để rút tiền ở nhà băng, thế nhưng thường thì không biết lượng cholesterol (mỡ trong máu) của mình là bao nhiêu, phải không bạn?
Việc không biết gì về cholesterol này có thể rất nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta. Có đến 39 triệu người lớn ở Mỹ đang có một lượng cholesterol rất cao và 59 triệu người khác thì ở rất gần mức cao hơn bình thường. Việc bị cao cholesterol này làm có thể dẫn đến bệnh tim mạch, căn bệnh giết người hiện đang dẫn đầu trên tòan quốc, ảnh hưởng đến cả nam lẫn nữ.
Và dĩ nhiên không phải việc cholesterol bị cao này chỉ xảy ra cho những người già mà cả cho những người trẻ nữa vì điều này đã được cơ quan National Cholesterol Education Program at the National Intitute of Health xác nhận.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có những tin mừng mới vì cá bác sĩ đã tìm ra những phương pháp mới để ngăn chận và chống lại việc bị cao mỡ này. Một bài báo của Catherine Houck trên tờ Woman's Day sẽ trình bày cho chúng ta biết về những nỗ lực của y khoa kể trên
1/ Ăn nhiều thêm nữa những chất béo tốt
Những chất béo “momosaturated fat” được tìm thấy trong trái bơ (avocados), một vài loại đậu và trong dầu olive, canola giúp làm giảm lượng cholesterol xấu - LDLs (Low density lipoproteins) trong cơ thể của chúng ta. Ngoài ra, nó cũng không ảnh hưởng đến những cholesterol tốt HDLs (High Density Lipoproteins).
Một cuộc tìm hiểu của Havard School of Public Health cho biết nếu các phụ nữ ăn bớt những thức ăn có chứa saturated fat đi một nửa và thay vào đó bằng những thức ăn có chứa carbohydrates, thì bệnh tim có thể giảm được đến 15%. Còn nếu họ ăn những thức ăn chứa các chất monosatutated fat thì nguy cơ về bệnh tim giảm đến 35%.
Bác Sĩ Rita Redberg, phó giảng viện y khoa của University of California, San Francisco và là phát ngôn viên của American Heart Association (AHA) nói: “Bạn hãy thay thế bơ bằng dầu olive, dùng sữa chứa ít chất béo “skim milk” và ăn những loại thịt chứa ít chất béo (tránh ăn thịt bò, thịt heo).”
2/ Tiếp tục dùng trứng được không?
Theo các bác sĩ thì việc ăn những thức ăn có chứa satutated fat làm tăng lượng cholesterol nhiều hơn cả. Thế cho nên cho dù trứng gà có đưa đến việc làm tăng cholesterol trong máu, nó vẫn có thể được chấp nhận cho phần lớn mọi người. (Cơ quan AHA đề nghị là người ta chỉ nên ăn nhiều lắm là 4 quả trứng gà một tuần mà thôi!)
Tuy nhiên, theo Bác Sĩ Robert Knopp, giám đốc của cơ quan Northwest Lipid Research Clinic thuộc Washington University ở Seattle, thì những người đang có nguy cơ bị bệnh tim hay bị những chứng bệnh mập phì phải giới hạn việc ăn hai quả trứng một tuần mà thôi.
3/ Giới hạn dùng chất béo xấu
Việc đưa ra con số giới hạn làm sao chỉ dùng 30% calories trong chất béo rất khó thực hiện. Thế nhưng nếu chúng ta tìm cách giảm bớt lượng saturated fat được thì đó là cách làm hạ lượng cholesterol trong máu tốt nhất. Saturated fat thường tìm thấy nhiều nhất trong thịt và những món ăn được chế tạo từ sữa như bơ, mayonnaise... vì những món ăn này làm cho gan sản xuất ra chất LDL làm nghẽn mạch máu tim (artery clogging).
Bác Sĩ William Castelli, tác giả của cuốn sách “Good Fat, Bad Fat” nói: Một chương trình kiêng ăn sẽ chỉ cho phép người ta mỗi ngày dùng 20 grams chất béo xấu mà thôi. Bạn có thể bắt đầu ăn kiêng chất béo bằng cách đọc những hàng chữ trên thức ăn (food label) và tìm cách cắt giảm số chất béo trong mọi thức ăn mà bạn dùng cho đến khi biết được số lượng mà mình dùng là bao nhiêu.
Có một loại chất béo khác đó là Transfatty Acids (TFAs). Những chất này được sản xuất khi những chất béo Unsaturated đã trải qua một tiến trình hóa học và biến thành chất cứng. Những thức ăn loại này bao gồm những thỏi bơ, margarine, shortening hay thức ăn được chiên lâu trong dầu, cũng như các loại bánh ngọt, bánh cookies.
4/ Khám Thyroid
Hypothyroidism (một loại bướu cổ tiềm ẩn) thường tìm thấy khá nhiều ở phụ nữ. Nếu không chữa trị sớm, nó có thể trở nên một vấn đề về sức khỏe đáng lo ngại liên quan đến cholesterol. Những triệu chứng liên quan đến bệnh này có thể gồm có việc hay bị mệt mỏi, dễ cảm cúm, tóc rụng, lên cân, xuống tinh thần và đau nhức cơ bắp thịt.
Một cuộc thử máu để truy tầm bệnh này tốn khoảng 50 Mỹ kim và nhờ thế bạn có thể sẽ được bác sĩ chữa trị bằng việc cho uống thuốc hàng ngày.
5/ Giữ cho đừng lên cân
Bác Sĩ Margo Denke thuộc University of Texas Southwestern Medical Center, cho biết: “Trong mọi nhóm người, những người mập sẽ có mức HDL thấp hơn những người gầy từ 10% đến 15%. Khi sụt cân thì mức HDL sẽ tăng lên.
6/ Di chuyển nhiều hơn
Bác Sĩ Redberg nói rằng, những người mập hay có mức cholesterol cao nếu muốn làm tăng mức HDL trong người bằng cách kiêng ăn thôi thì không có hiệu quả bằng những người vừa kiêng ăn và tập thể dục. Chính việc tập thể dục cũng làm cho chất Triglycerides bị giảm đi vì đây là một loại chất béo khác thường đưa đến bệnh tim.
Trong những cuộc tìm hiểu của University of Colorado thì những phụ nữ ở trong thời kỳ tiền mãn kinh chiếm tỷ lệ có chất Triglyceride 85% cao hơn là những phụ nữ trẻ. Thế nhưng nếu nhóm phụ nữ cao tuổi có tập thể dục thì mức Triglycetides chỉ cao hơn có 30% mà thôi.
7/ Ngưng hút thuốc
Theo tài liệu của Foundation for Blood Research ở Maine thì những người hút thuốc lá bình thường sẽ làm hạ mức HDL trong máu đến 6%, còn những người nghiện thuốc lá nặng thì mức HDL còn giảm nhiều hơn nữa. Một vài cuộc nghiên cứu khác còn báo động về việc những người hít phải khói thuốc lá (secondhand smoker) cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Cơ quan AHA thông báo là việc này đã gây ra bệnh tim, giết chết khoảng 40 ngàn người mỗi năm.
8/ Giảm thiểu căng thẳng
Rất nhiều cuộc tìm hiểu cũng cho biết là căng thẳng có thể làm tăng thêm bệnh tim mạch. Những nhà nghiên cứu ở Ohio State University tìm thấy là những người hay bày tỏ sự giận dữ của họ đối với người khác sẽ làm cho mức LDL tăng lên. Còn những người biết kềm chế sự tức giận và chỉ bày tỏ khi cần thiết và đúng lúc thì có mức LDL thấp hơn.
9/ Dùng vitamins
Dùng Vitamin E mỗi ngày để hợp với lượng LDL trong lưu lượng máu có thể giúp tránh được máu bị nghẽn. Dĩ nhiên, bạn cần tham khảo với bác sĩ gia đình trước khi dùng bất cứ loại thuốc men nào.
10/ Ăn thêm những thức ăn tốt sau đây:
a. Soluble Fiber: Có chứa trong các loại lúa mạch (oatmeal), đậu (beans, peas), nước trái cây, dâu tây, cà rốt và táo (apples). Loại solube fiber này làm giảm lượng LDL mà không làm giảm lượng HDL trong người. Một vài loại cereals bao gồm chất psyllium là một hợp chất có chức nhiều soluble fiber.
b. Soybean (đậu nành): Một cuộc nghiên cứu của tờ New England Journal of Medicine cho biết là mỗi ngày nếu chúng ta ăn khoảng từ 3 đến muỗng canh chất protein dậu nành sẽ giúp cho lượng LDL giảm xuống đến 13% và làm giảm lượng Triglycerides đến 10%.
c. Bạn có thể khuấy hoà tan bột đậu nành trong nước trái cây, ăn hamburger chay làm bằng đậu nành (soy burgers), hay uống hot chocolate làm từ sữa đậu nành và vanilla.
d. Omega- 3 Fatty Acids: Chất này được tìm thấy trong cá salmon, cá nục (mackerel) và các loại cá khác. Chất béo Omega-3 này giúp làm giảm triglycerides. Thêm vào đó, cũng vì cá thường chứa rất ít saturated fat, món ăn này còn giúp giảm rất nhiều lượng cholesterol và LDL trong cơ thể và trong máu. bản nên ăn từ 3 đến 4 ounces cá nhiều lần trong một tuần.
e. Margarine mới: Một loại margarine được chế tạo từ cây pine sẽ giúp chân đứng năng lượng cholesterol trong việc tiêu hóa, bạn cũng có thể dùng loại margarine làm tử đậu nành nữa.
Chúc bạn một đời sống không có lo lắng vì bị cholesterol xấu! (Y.T.)
Bạn đau gót chân? Bạn có thể bị thừa cholesterol
Theo kết quả một nghiên cứu ở Anh, chứng viêm gân gót chân có thể là dấu hiệu tăng cholesterol trong máu, một yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch được biết rõ. Khi tỉ lệ cholesterol LDL (xấu) tăng bất thường, thì nguyên nhân có thể do di truyền hoặc do các yếu tố khác (như chế độ ăn). Chứng tăng cholesterol có tính gia đình dị hợp tử (HFH) thường do sự đột biến di truyền ở gien kiểm soát sự loại bỏ cholesterol trong máu.
Theo Tiến sĩ Paul Durrington thuộc Bệnh viện Hoàng gia (Anh), đây là đột biến gien phổ biến nhất ở châu Âu và Mỹ. Cứ 500 người thì có 1 người bị chứng này. Nếu không được điều trị thì bệnh động mạch vành sẽ xuất hiện sớm. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng.
Để cải thiện việc chẩn đoán, Tiến sĩ Durrington đã theo dõi 133 người bị chứng HFH và tìm cách xác định bao nhiêu người đã từng bị chứng viêm gót chân trước khi được chẩn đoán bệnh.
Một trong các hậu quả của chứng HFH không điều trị là cholesterol không những lắng đọng trong các động mạch, gây nguy cơ xơ cứng động mạch, mà còn tích tụ trong một số gân, làm sưng và viêm gân gót chân gây đau đớn.
Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng 47% những người bị chứng tăng cholesterol trong máu có tính gia đình đã từng bị ít nhất một lần viêm gân ở một hay hai gót chân trong hơn 3 ngày.
Tiến sĩ Durrington khẳng định rằng chứng viêm gân gót chân kéo dài ít nhất 3 ngày thường gặp ở các bệnh nhân bị chứng HFH nhiều hơn 6,75 lần so với các bệnh nhân khác. Ông kết luận rằng, những người đến khám chứng viêm gân gót chân nên được bác sĩ cho xét nghiệm máu để đo tỉ lệ cholesterol.
( Nguyễn Đắc Song Phương chuyển)