Thư ngỏ của lưu học sinh TQ gửi Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình
![]() |
Ông Tập Cận Bình. Ảnh: bloomberg |
Chúng
tôi là một nhóm lưu học sinh ở Mỹ tới từ TQ, chúng tôi có may mắn được
tiếp nhận hai nền giáo dục khác nhau, và cũng được sống trong hai xã hội
khác nhau. Đảng cộng sản Trung Quốc là Đảng cầm quyền lâu dài duy nhất ở
Trung Quốc đại lục, hiện đại hóa và dân chủ hóa của Trung Quốc mà tách
rời Đảng cộng sản là điều hoàn toàn khó lòng hình dung nổi.
Vì thế,
trước ngày Đại hội 18 của Đảng cộng sản Trung Quốc khai mạc, chúng tôi
quyết định gửi bức thư ngỏ này tới hai vị lãnh đạo tối cao đương nhiệm
và tương lai của Đảng cộng sản.
I. Sự kiện “4.6” bị bưng bít hoàn toàn
Khi chúng tôi đến Mỹ, không có sự
phong tỏa tin tức, cũng không có sự chặn trang mạng baike.baidu.com,
chúng tôi được hoàn toàn tự do lướt xem các tin tức. Điều khiến chúng
tôi kinh hoàng nhất là Sự kiện “4.6” xảy ra năm 1989. Nói thực, khi lần
đầu tiên nhìn thấy những bức ảnh trên mạng, thoạt đầu chúng tôi ngỡ là
luyện tập quân sự, nhìn thấy những bức ảnh học sinh và người dân bị
chết, mới đầu chúng tôi cũng cho là PS. Nhưng khi lướt xem nhiều video
có liên quan hơn, nhiều bài viết giới thiệu hơn, cùng hồi ức của các
đương sự nhiều hơn, kể cả những thư tịch có liên quan đến các nhà lãnh
đạo tối cao là Tổng bí thư Triệu Tử Dương và Thủ tướng Lý Bằng, thì
chúng tôi không thể không tin rằng ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc ngày
nay lại từng xảy ra một trận tàn sát của quân đội quốc gia nhằm vào
những người dân và học sinh bình thường! Đó chính là Sự kiện “4.6” mà
nền giáo dục của chúng ta, các thầy giáo của chúng ta cùng tất cả mọi
phương tiện truyền thông của chúng ta đã không hề nhắc tới, đồng thời đã
bị bưng bít một cách cố ý trong suốt 23 năm trời.
Khi còn ở Trung Quốc, nền giáo dục
của chúng ta đã bảo chúng tôi rằng, sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc
giành được chính quyền đất nước vào năm 1949, cũng từng mắc phải những
sai lầm lớn như “phản hữu”, Đại cách mạng văn hóa, đấu tranh giai cấp…
Song sau đó cũng đã tiến hành suy xét và sửa chữa những sai lầm ấy.
Chúng tôi thấy rất khó hiểu, vì sao sai lầm rõ đến như vậy với Sự kiện
“4.6”, thậm chí có thể gọi là tội ác, mà không những không được suy xét
sửa chữa, lại còn luôn bị che đậy sự thật, lớp trẻ hơn 20
tuổi như chúng tôi đã hoàn toàn không biết gì về tấn thảm kịch như vậy
đã từng xảy ra! Đây là thứ giáo dục gì vậy? Chẳng lẽ lớp trẻ chúng tôi
sẽ đối diện với tương lai trong điều kiện hoàn toàn không biết gì về
lịch sử sao? Đây là một thứ giáo dục hoàn toàn vô trách nhiệm với đất
nước và lớp trẻ!
Thủ tướng Ôn Gia Bảo gần đây đã
hai lần nói đến phải tiến hành cải cách thể chế chính trị, chúng tôi hi
vọng Đảng cộng sản Trung Quốc có thể chính thức sửa sai Sự kiện “4.6”
trong Đại hội 18, đồng thời tiến hành sự xét xử mang tính lịch sử đối
với những người ra quyết sách sai lầm, bồi thường cấp nhà nước cho những
nạn nhân của Sự kiện “4.6” , lấy đó làm bước đầu tiên trong cải cách
thể chế chính trị, để Trung Quốc từ đây thoát khỏi nhân trị mà chính
thức bước vào nền dân chủ pháp trị lập hiến.
II. Sự kiện Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai

Ông Bạc Hy Lai (trái) và Vương Lập Quân.
Đầu năm nay, chúng tôi đọc được
trên truyền thông hải ngoại về việc xảy ra sự kiện Vương Lập Quân, Bạc
Hy Lai ở Trùng Khánh. Điều này khiến chúng tôi liên tưởng đến việc xảy
ra sự kiện “Lâm Bưu” trong thời kỳ Đại cách mạng văn hóa. Trước khi sự
kiện ấy xảy ra, Lâm Bưu là nhân vật số 2 của nhà nước chúng ta, là người
kế cận Mao Trạch Đông; Bạc Hy Lai cũng tiến hành “xướng hồng đả hắc” và
làm “mô hình Trùng Khánh” phân chia chiếc bánh ở Trùng Khánh, đồng thời
được cho là tốt và định “nhập thường” ở Đại hội 18, trở thành người
lãnh đạo Đảng và nhà nước. Hơn 40 năm qua, trong lịch sử đã xuất hiện
một cảnh tương tự. Cuộc cải cách mở cửa của đất nước chúng ta đã đạt
được thành tựu nổi bật về kinh tế, nhưng về chính trị vẫn giậm chân tại
chỗ, vẫn lặp lại thủ thuật cũ đấu tranh quyền lực ở cấp cao. Đây là bi
kịch của người dân Trung Quốc chúng ta.
Hiện giờ Vương Lập Quân, Bạc Hy
Lai đã rớt đài, rất có thể sẽ nhanh chóng bị tiến hành trừng phạt và xét
xử tư pháp với lí do “thối nát”. Song, nếu không xuất hiện sự kiện
Vương Lập Quân đào thoát, thì Bạc Hy Lai chẳng phải vẫn tiếp tục tiến
hành “xướng hồng đả hắc” và “mô hình Trùng Khánh” được đó sao? Hiện giờ
Bạc Hy Lai đã rớt đài, “mô hình Trùng Khánh” cũng đã bị phê phán. Mô
hình trị lí tùy theo từng người như vậy, chẳng trách có người cho không
phải vì Bạc Hy Lai thối nát, mà là vật hi sinh của cuộc đấu tranh đường
lối chính trị.
Ở một đất nước dân chủ sẽ không
bao giờ xảy ra cái gọi là sự kiện “đào thoát” như vậy. Ngay cả khi Bạc
Hy Lai và người thân của ông ta có thực sự vì giết người và thối nát mà
vi phạm tư pháp, thì cũng cần phải tiến hành xử lý đúng theo trình tự
hợp pháp, chứ không phải là đột nhiên mất tích, bị mất quyền tự biện hộ
như hiện giờ. Hiện nay trên mạng có người kiến nghị để cho Bạc Hy Lai và
Ôn Gia Bảo tiến hành tranh luận công khai về chủ trương cầm quyền của
từng người, điều nay hiển nhiên nhất là không chắc xảy ra, nhưng ít ra
cũng nên để cho Bạc Hy Lai có cơ hội được biện hộ cho mình. Ở Đài Loan,
Trần Thủy Biển khi thất sủng cũng bị tố là tham ô, nhưng trước khi định
tội tư pháp, ông ta vô tội; ngay cả có bị định tội rồi thì ông ta vẫn có
thể tiếp tục nói lên tiếng nói của mình để tự biện hộ. Đó mới là độc
lập tư pháp thực sự. Chúng tôi hi vọng Trung Quốc cũng có thể bắt đầu từ
việc xử lý Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai mà không bao giờ còn đấu tranh
đường lối chính trị nữa, mà thực sự để tư pháp đứng độc lập ngoài quyền
lực chính trị.
III. Sự kiện Trần Quang Thành

Luật sư khiếm thị Trung Quốc Trần Quang Thành
Một sự kiện khác khiến cả thế giới
quan tâm xảy ra vào tháng này chính là sự kiện Trần Quang Thành. Trần
Quang Thành chỉ là một người mù tự học thành tài bảo vệ quyền lợi về tư
pháp cho nhóm người yếu thế ở địa phương, nhưng chính quyền địa phương
lại mượn cớ khác để xử tội anh ta. Sau khi mãn hạn tù được thả ra lại
tiếp tục giảm lỏng quản chế anh ta. Cuối cùng buộc anh ta phải chạy trốn
vào Đại sứ quán Mỹ, sự kiện “Trần Quang Thành” hoàn toàn là sự kiện
quốc tế do chính quyền địa phương vi phạm tư pháp hành chính bức hại mà
tạo ra.
Cùng với sự phát triển kinh tế, do
sự trì trệ của cải cách chính trị mà mâu thuẫn xã hội ngày càng nhiều
lên, mức độ xung đột cũng ngày càng gay gắt. Sự xuất hiện một nhân vật
như Trần Quang Thành, muốn đem vũ khí pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho
mình, bao giờ cũng tốt hơn nhiều so với sự xuất hiện của kẻ cầm dao mổ
súc vật như Dương Quế để đòi cho mình một lối giải thích riêng. Trung
Quốc đã định ra và ban bố những bộ luật tương đối toàn diện, nếu như mỗi
công dân, mỗi chính quyền địa phương đều muốn dùng luật pháp làm chuẩn
để giải quyết các mâu thuẫn xã hội và xung đột lợi ích, thì những sự
kiện đám đông ở Trung Quốc sẽ giảm đi nhiều, cũng sẽ không xuất hiện
những sự cố nghiêm trọng nổ ra ở các cơ quan chính phủ, tư pháp như vậy
nữa. Xét từ điểm này, Trần Quang Thành mà càng nhiều thì càng có lợi cho
việc ổn định xã hội của Trung Quốc, chứ không phải là ngược lại. Trần
Quang Thành trở thành “kẻ thù” của xã hội chúng ta là bi kịch của người
Trung Quốc.
Chúng tôi hi vọng Đảng cộng sản
Trung Quốc sau Đại hội 18 nếu muốn thay đổi mô hình duy trì ổn định bằng
biện pháp vũ lực, đàn áp trước mắt, phải để cho luật pháp thực sự có
quyền uy, để cho Trần Quang Thành trở thành niềm tự hào của người Trung
Quốc. Sau khi sự kiện “Trần Quang Thành” xảy ra, anh ta cuối cùng đã có
thể giành được tấm hộ chiếu một cách thuận lợi để đến học tập tu nghiệp ở
Mỹ, đây là một bước tiến của Trung Quốc; song chúng tôi còn hi vọng sau
khi học xong ở Mỹ về, anh ta cũng có thể về được đất nước mình một cách
thuận lợi, có thể tiếp tục tận dụng sở trường pháp luật của mình để bảo
vệ lợi ích quyền lợi cho người dân bình thường quanh mình. Đó mới là sự
tượng trưng quan trọng cho việc Trung Quốc thực sự đi vào nền chính trị
dân chủ. Chúng tôi không hi vọng Trần Quang Thành sau khi rời khỏi
Trung Quốc lại không có cách gì để trở về đất nước mình, giống như những
học sinh trốn ra hải ngoại sau khi xảy ra Sự kiện “4.6”, trở thành
những người lưu vong bị mất quốc tịch. Chúng tôi lại càng không hi vọng,
với tư cách là những người kí tên trong bức thư ngỏ này, cũng là vì
muốn nói lên tiếng nói khác với suy nghĩ độc lập, mà bị biến thành những
người lưu vong trong tương lai không có nhà để về.
IV. Tổng tuyển cử ở Đài Loan, Mỹ và gợi ý từ Quốc dân đảng
Mấy năm sống ở hải ngoại, chúng
tôi đã tận mắt chứng kiến các cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ và Đài Loan. Nửa
thế kỷ trước, người Mỹ da đen còn phải đấu tranh vì quyền bình đẳng cho
mình, hiện giờ lại đã bầu lên được vị tổng thống da đen. Quốc dân đảng ở
Đài Loan sau nửa thế kỷ là một đảng độc tài, cuối cùng cũng đã thông
qua tổng tuyển cử mà giành được tín nhiệm của người dân Đài Loan để một
lần nữa lên nắm quyền, Đài Loan mà người Trung Quốc sinh sống cuối cùng
đã tiến hành được cuộc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình.
Ngài Tưởng Kinh Quốc của Quốc dân
đảng khi quyết định cởi bỏ việc cấm các đảng phái chính trị đã nói,
không có đảng cầm quyền vĩnh viễn. Còn thứ giáo dục chúng tôi được tiếp
nhận ở Trung Quốc lại là “lịch sử đã lựa chọn Đảng cộng sản”. Các thầy
giáo đã lập luận như thế này: Khởi nghĩa nông dân thời Thái Bình thiên
quốc đã thất bại, phong trào Dương Vụ đã thất bại; Quốc dân đảng của
giai cấp tư sản đã thất bại, chỉ còn có Đảng cộng sản là đã thắng lợi.
Vì thế sự cầm quyền của Đảng cộng sản là do lịch sử lựa chọn.
Ngay cả khi lịch sử như vậy có là
sự thật đi nữa, thì chẳng lẽ người dân Trung Quốc chỉ có thể tiến hành
lựa chọn được một lần thôi sao? Chẳng lẽ chính đảng được lựa chọn nếu đã
bị mất sự tín nhiệm của người dân, người dân lại cứ vĩnh viễn bị mất đi
quyền lựa chọn lần nữa hay sao?
Sự cải cách chính trị và thực tiễn
cầm quyền của Quốc dân đảng Trung Quốc ở Đài Loan lại đã bảo cho chúng
tôi một chân lí khác: Một chính đảng nếu đã bị mất sự tín nhiệm của
người dân, thì sẽ bị thất sủng sau thất bại của tổng tuyển cử; nếu chính
đảng thất bại tiến hành phản tỉnh và cải cách, thì có thể giành được sự
tín nhiệm của người dân ở đó và lại lên cầm quyền thông qua tổng tuyển
cử. Nhà nước như vậy mới là sự thể hiện thực sự của “người dân làm chủ”
đã được nói trong Hiến pháp nước ta.
Đảng cộng sản Trung Quốc từng được
lịch sử lựa chọn trở thành đảng cầm quyền của Trung Quốc ngày nay, cũng
giống như Mãn tộc hơn 300 năm trước được lịch sử lựa chọn giành quyền
thống trị Trung Quốc vậy. Song sự lựa chọn của lịch sử không đời nào chỉ
có một lần, người dân cũng có quyền thay đổi chính đảng cầm quyền đại
diện cho mình vào bất cứ lúc nào. Đó mới là logic lịch sử thực sự. Sự
cải cách và đường lối của Quốc dân đảng đã nêu một tấm gương cho Đảng
cộng sản Trung Quốc. Cải cách chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc,
đồng thời cuối cùng đưa Trung Quốc đi vào nền dân chủ lập hiến, không
những có thể làm cho Đảng cộng sản thực hiện được cải cách, mà còn có
thể tiếp tục chấp chính Trung Quốc thông qua tổng tuyển cử, đồng thời
cũng là loại bỏ được trở ngại chính trị hai bờ mà cuối cùng thực hiện
được sự thống nhất dân chủ hòa bình, chỉ có như vậy mới có thể thực hiện
được sự phục hưng vĩ đại của Trung Quốc.
Chúng tôi tuy chỉ là những người
trẻ mới hơn 20 tuổi, nhưng cũng giống như những nhà sáng lập Chu Ân Lai,
Đặng Tiểu Bình của Đảng cộng sản vào thời trẻ, chúng tôi đã ra nước
ngoài, không chỉ học về khoa học kĩ thuật và quản lí tiên tiến của
Phương Tây, mà còn đang quan sát, học tập cả chế độ chính trị tiên tiến
của Phương Tây, càng suy nghĩ nhiều hơn về hiện trạng và tương lai của
Trung Quốc. Là những người đang học ở nước ngoài, chúng tôi kêu gọi các
lãnh đạo tối cao đương nhiệm và kế vị của Đảng cộng sản Trung Quốc hãy
mạnh dạn lựa chọn một mô hình chính trị có giá trị phổ quát đang thịnh
hành trên thế giới, vứt bỏ sự thống trị độc tài riêng của một đảng, thực
hành chế độ tổng tuyển cử toàn dân, cân bằng giữa chính phủ với đảng và
độc lập tư pháp, đem lại viễn cảnh tốt đẹp cho thanh niên Trung Quốc ở
trong và ngoài nước, đem lại một tương lai tiến bộ cho dân tộc Trung Hoa
hai bờ. Đây là con đường duy nhất để cho Đảng cộng sản Trung Quốc có
thể lột xác, đồng thời có thể tiếp tục phục vụ người dân Trung Quốc.
Những người khởi xướng:
Phạm Hộ Sưởng: Lưu học sinh Arizona Sigasi Lauderdale Film AcademyBành Vỹ: Lưu học sinh Nevada Las Vegas
Đổng Thế Hàng: Lưu học sinh University of Detroit, Michigan
Chu Thần Bác: Lưu học sinh Iowa State University
Tất Thiên Kỳ (nữ): Lưu học sinh University of Pennsylvania
Dương Mộng Bút: Lưu học sinh Auckland Lenny College in Northern California
Vương Mẫn (nữ): Lưu học sinh California State University
Hồ Kim Đệ (nữ): Lưu học sinh Northern California Mời lưu học sinh hải ngoại liên hệ chữ ký với các bạn dưới đây, xin ghi tên họ, trường lưu học và hộp thư liên lạc thật: Phạm Hộ Sưởng: 623-606-6219 fanhuchang6@yahoo.com
Đổng Thế Hàng: 562-506-3046 dshang413@gmail.com
Bành Vỹ: 626-927-8770 610042720@qq.com
Chu Thần Bác: 515-708-1201 jamesmadison945@gmail.com Nguồn: boxun.com
No comments:
Post a Comment