Friday, March 16, 2012

ĂN UỐNG GIẢM CHOLESTEROL

Phương pháp ăn uống mối  để giảm cholesterol
Chúng ta đều biết mình cân nặng bao nhiêu, mã số để rút tiền ở nhà băng, thế nhưng thường thì không biết lượng cholesterol (mỡ trong máu) của mình là bao nhiêu, phải không bạn?
Việc không biết gì về cholesterol này có thể rất nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta. Có đến 39 triệu người lớn ở Mỹ đang có một lượng cholesterol rất cao và 59 triệu người khác thì ở rất gần mức cao hơn bình thường. Việc bị cao cholesterol này làm có thể dẫn đến bệnh tim mạch, căn bệnh giết người hiện đang dẫn đầu trên tòan quốc, ảnh hưởng đến cả nam lẫn nữ.
Và dĩ nhiên không phải việc cholesterol bị cao này chỉ xảy ra cho những người già mà cả cho những người trẻ nữa vì điều này đã được cơ quan National Cholesterol Education Program at the National Intitute of Health xác nhận.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có những tin mừng mới vì cá bác sĩ đã tìm ra những phương pháp mới để ngăn chận và chống lại việc bị cao mỡ này. Một bài báo của Catherine Houck trên tờ Woman's Day sẽ trình bày cho chúng ta biết về những nỗ lực của y khoa kể trên
1/ Ăn nhiều thêm nữa những chất béo tốt
Những chất béo “momosaturated fat” được tìm thấy trong trái bơ (avocados), một vài loại đậu và trong dầu olive, canola giúp làm giảm lượng cholesterol xấu - LDLs (Low density lipoproteins) trong cơ thể của chúng ta. Ngoài ra, nó cũng không ảnh hưởng đến những cholesterol tốt HDLs (High Density Lipoproteins).
Một cuộc tìm hiểu của Havard School of Public Health cho biết nếu các phụ nữ ăn bớt những thức ăn có chứa saturated fat đi một nửa và thay vào đó bằng những thức ăn có chứa carbohydrates, thì bệnh tim có thể giảm được đến 15%. Còn nếu họ ăn những thức ăn chứa các chất monosatutated fat thì nguy cơ về bệnh tim giảm đến 35%.
Bác Sĩ Rita Redberg, phó giảng viện y khoa của University of California, San Francisco và là phát ngôn viên của American Heart Association (AHA) nói: “Bạn hãy thay thế bơ bằng dầu olive, dùng sữa chứa ít chất béo “skim milk” và ăn những loại thịt chứa ít chất béo (tránh ăn thịt bò, thịt heo).”
2/ Tiếp tục dùng trứng được không?
Theo các bác sĩ thì việc ăn những thức ăn có chứa satutated fat làm tăng lượng cholesterol nhiều hơn cả. Thế cho nên cho dù trứng gà có đưa đến việc làm tăng cholesterol trong máu, nó vẫn có thể được chấp nhận cho phần lớn mọi người. (Cơ quan AHA đề nghị là người ta chỉ nên ăn nhiều lắm là 4 quả trứng gà một tuần mà thôi!)
Tuy nhiên, theo Bác Sĩ Robert Knopp, giám đốc của cơ quan Northwest Lipid Research Clinic thuộc Washington University ở Seattle, thì những người đang có nguy cơ bị bệnh tim hay bị những chứng bệnh mập phì phải giới hạn việc ăn hai quả trứng một tuần mà thôi.
3/ Giới hạn dùng chất béo xấu
Việc đưa ra con số giới hạn làm sao chỉ dùng 30% calories trong chất béo rất khó thực hiện. Thế nhưng nếu chúng ta tìm cách giảm bớt lượng saturated fat được thì đó là cách làm hạ lượng cholesterol trong máu tốt nhất. Saturated fat thường tìm thấy nhiều nhất trong thịt và những món ăn được chế tạo từ sữa như bơ, mayonnaise... vì những món ăn này làm cho gan sản xuất ra chất LDL làm nghẽn mạch máu tim (artery clogging).
Bác Sĩ William Castelli, tác giả của cuốn sách “Good Fat, Bad Fat” nói: Một chương trình kiêng ăn sẽ chỉ cho phép người ta mỗi ngày dùng 20 grams chất béo xấu mà thôi. Bạn có thể bắt đầu ăn kiêng chất béo bằng cách đọc những hàng chữ trên thức ăn (food label) và tìm cách cắt giảm số chất béo trong mọi thức ăn mà bạn dùng cho đến khi biết được số lượng mà mình dùng là bao nhiêu.
Có một loại chất béo khác đó là Transfatty Acids (TFAs). Những chất này được sản xuất khi những chất béo Unsaturated đã trải qua một tiến trình hóa học và biến thành chất cứng. Những thức ăn loại này bao gồm những thỏi bơ, margarine, shortening hay thức ăn được chiên lâu trong dầu, cũng như các loại bánh ngọt, bánh cookies.
4/ Khám Thyroid
Hypothyroidism (một loại bướu cổ tiềm ẩn) thường tìm thấy khá nhiều ở phụ nữ. Nếu không chữa trị sớm, nó có thể trở nên một vấn đề về sức khỏe đáng lo ngại liên quan đến cholesterol. Những triệu chứng liên quan đến bệnh này có thể gồm có việc hay bị mệt mỏi, dễ cảm cúm, tóc rụng, lên cân, xuống tinh thần và đau nhức cơ bắp thịt.
Một cuộc thử máu để truy tầm bệnh này tốn khoảng 50 Mỹ kim và nhờ thế bạn có thể sẽ được bác sĩ chữa trị bằng việc cho uống thuốc hàng ngày.
5/ Giữ cho đừng lên cân
Bác Sĩ Margo Denke thuộc University of Texas Southwestern Medical Center, cho biết: “Trong mọi nhóm người, những người mập sẽ có mức HDL thấp hơn những người gầy từ 10% đến 15%. Khi sụt cân thì mức HDL sẽ tăng lên.
6/ Di chuyển nhiều hơn
Bác Sĩ Redberg nói rằng, những người mập hay có mức cholesterol cao nếu muốn làm tăng mức HDL trong người bằng cách kiêng ăn thôi thì không có hiệu quả bằng những người vừa kiêng ăn và tập thể dục. Chính việc tập thể dục cũng làm cho chất Triglycerides bị giảm đi vì đây là một loại chất béo khác thường đưa đến bệnh tim.
Trong những cuộc tìm hiểu của University of Colorado thì những phụ nữ ở trong thời kỳ tiền mãn kinh chiếm tỷ lệ có chất Triglyceride 85% cao hơn là những phụ nữ trẻ. Thế nhưng nếu nhóm phụ nữ cao tuổi có tập thể dục thì mức Triglycetides chỉ cao hơn có 30% mà thôi.
7/ Ngưng hút thuốc
Theo tài liệu của Foundation for Blood Research ở Maine thì những người hút thuốc lá bình thường sẽ làm hạ mức HDL trong máu đến 6%, còn những người nghiện thuốc lá nặng thì mức HDL còn giảm nhiều hơn nữa. Một vài cuộc nghiên cứu khác còn báo động về việc những người hít phải khói thuốc lá (secondhand smoker) cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Cơ quan AHA thông báo là việc này đã gây ra bệnh tim, giết chết khoảng 40 ngàn người mỗi năm.
8/ Giảm thiểu căng thẳng
Rất nhiều cuộc tìm hiểu cũng cho biết là căng thẳng có thể làm tăng thêm bệnh tim mạch. Những nhà nghiên cứu ở Ohio State University tìm thấy là những người hay bày tỏ sự giận dữ của họ đối với người khác sẽ làm cho mức LDL tăng lên. Còn những người biết kềm chế sự tức giận và chỉ bày tỏ khi cần thiết và đúng lúc thì có mức LDL thấp hơn.
9/ Dùng vitamins
Dùng Vitamin E mỗi ngày để hợp với lượng LDL trong lưu lượng máu có thể giúp tránh được máu bị nghẽn. Dĩ nhiên, bạn cần tham khảo với bác sĩ gia đình trước khi dùng bất cứ loại thuốc men nào.
10/ Ăn thêm những thức ăn tốt sau đây:
a. Soluble Fiber: Có chứa trong các loại lúa mạch (oatmeal), đậu (beans, peas), nước trái cây, dâu tây, cà rốt và táo (apples). Loại solube fiber này làm giảm lượng LDL mà không làm giảm lượng HDL trong người. Một vài loại cereals bao gồm chất psyllium là một hợp chất có chức nhiều soluble fiber.
b. Soybean (đậu nành): Một cuộc nghiên cứu của tờ New England Journal of Medicine cho biết là mỗi ngày nếu chúng ta ăn khoảng từ 3 đến muỗng canh chất protein dậu nành sẽ giúp cho lượng LDL giảm xuống đến 13% và làm giảm lượng Triglycerides đến 10%.
c. Bạn có thể khuấy hoà tan bột đậu nành trong nước trái cây, ăn hamburger chay làm bằng đậu nành (soy burgers), hay uống hot chocolate làm từ sữa đậu nành và vanilla.
d. Omega- 3 Fatty Acids: Chất này được tìm thấy trong cá salmon, cá nục (mackerel) và các loại cá khác. Chất béo Omega-3 này giúp làm giảm triglycerides. Thêm vào đó, cũng vì cá thường chứa rất ít saturated fat, món ăn này còn giúp giảm rất nhiều lượng cholesterol và LDL trong cơ thể và trong máu. bản nên ăn từ 3 đến 4 ounces cá nhiều lần trong một tuần.
e. Margarine mới: Một loại margarine được chế tạo từ cây pine sẽ giúp chân đứng năng lượng cholesterol trong việc tiêu hóa, bạn cũng có thể dùng loại margarine làm tử đậu nành nữa.
Chúc bạn một đời sống không có lo lắng vì bị cholesterol xấu! (Y.T.)
Bạn đau gót chân? Bạn có thể bị thừa cholesterol
Theo kết quả một nghiên cứu ở Anh, chứng viêm gân gót chân có thể là dấu hiệu tăng cholesterol trong máu, một yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch được biết rõ. Khi tỉ lệ cholesterol LDL (xấu) tăng bất thường, thì nguyên nhân có thể do di truyền hoặc do các yếu tố khác (như chế độ ăn). Chứng tăng cholesterol có tính gia đình dị hợp tử (HFH) thường do sự đột biến di truyền ở gien kiểm soát sự loại bỏ cholesterol trong máu.
Theo Tiến sĩ Paul Durrington thuộc Bệnh viện Hoàng gia (Anh), đây là đột biến gien phổ biến nhất ở châu Âu và Mỹ. Cứ 500 người thì có 1 người bị chứng này. Nếu không được điều trị thì bệnh động mạch vành sẽ xuất hiện sớm. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng.
Để cải thiện việc chẩn đoán, Tiến sĩ Durrington đã theo dõi 133 người bị chứng HFH và tìm cách xác định bao nhiêu người đã từng bị chứng viêm gót chân trước khi được chẩn đoán bệnh.
Một trong các hậu quả của chứng HFH không điều trị là cholesterol không những lắng đọng trong các động mạch, gây nguy cơ xơ cứng động mạch, mà còn tích tụ trong một số gân, làm sưng và viêm gân gót chân gây đau đớn.
Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng 47% những người bị chứng tăng cholesterol trong máu có tính gia đình đã từng bị ít nhất một lần viêm gân ở một hay hai gót chân trong hơn 3 ngày.
Tiến sĩ Durrington khẳng định rằng chứng viêm gân gót chân kéo dài ít nhất 3 ngày thường gặp ở các bệnh nhân bị chứng HFH nhiều hơn 6,75 lần so với các bệnh nhân khác. Ông kết luận rằng, những người đến khám chứng viêm gân gót chân nên được bác sĩ cho xét nghiệm máu để đo tỉ lệ cholesterol.
( Nguyễn Đắc Song Phương chuyển)

1 comment: