Friday, August 26, 2011

MẸ TÔI

(Một câu chuyện cảm động của một tác giả vô danh nhận được qua e-mail của một người bạn ở Malaysia, mong được chia sẻ với mọi người).

Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi. Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường để kiếm tôi làm tôi phát ngượng. Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, ném cho bà một cái nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến. Ngày hôm sau, một trong những đứa bạn học trong lớp la lên: “Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt!”. Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà: “Mẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!”. Mẹ tôi không nói gì. Còn tôi, tôi chẳng để ý gì đến những lời nói đó, vì lúc ấy lòng tôi tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà, không còn liên hệ gì với mẹ tôi. Vì thế tôi cố gắng học hành thật chăm chỉ, và sau cùng, tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore. Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống, với vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore. Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thế là đầy đủ bổn phận. Tôi buộc mẹ không được liên hệ gì với tôi. 

Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam lũ đứng trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ. Tôi vừa giận vừa lo vợ tôi biết chuyên, hét lên: “Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ thế? Ði khỏi đây ngay!”. Mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời “Ồ, xin lỗi, tôi nhầm địa chỉ!” và lặng lẽ quay đi. Tôi không thèm liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài. Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn trêu chọc nhục nhã, bây giờ mẹ còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay sao? Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì tò mò hơn là muốn thăm mẹ. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo. Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư mẹ để lại cho tôi:

“Con yêu quý,
Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám qua Singapore bất ngờ và làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự buổi họp mặt, nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở đây.

Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, nên mẹ đã cho con con mắt của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới, bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ..

Mẹ yêu con lắm,


Mẹ...".


***********

Lời khuyên
Một cô gái nọ vì buồn phiền chuyện gia đình nên đem hai đứa con nhỏ về nhà cha mẹ để ở. Cô ta khóc kể than thở với mẹ:
- Con thực sự hết sống nổi với hắn ta rồi. Thà là sống một mình như vậy nuôi hai đứa con còn sướng hơn. Lúc nào trong nhà cũng có chuyện gây gổ. Cứ như thế thì hai đứa bé ngày nào cũng chứng kiến những điều không tốt, lớn lên sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Người mẹ nhìn cô con gái nhẹ nhàng nói:
- Con à. Gia đình nào mà không có những chuyện xích mích bất hòa. Trời còn có mưa có nắng huống gì con người lúc giận lúc vui. Nếu con sợ mấy cháu bị ảnh hưởng không tốt thì hai vợ chồng nên thông cảm và nhẫn nhịn nhau chứ đâu phải giải quyết như thế. Hãy nhớ lại xem, cha mẹ đâu có ép duyên con đâu. Chính con đã từng yêu thương nhung nhớ, chính con đã từng thề non hẹn biển. Còn nhớ không con?
Cô con gái vừa khóc vừa trả lời với giọng bực mình:
- Hồi đó con bị lầm vì chưa có kinh nghiệm. Bây giờ con đã khôn hơn và trưởng thành rồi. Trên đời này đâu phải chỉ mình hắn là đàn ông.
Người mẹ vẫn nhẫn nại khuyên con:
-Con ơi. Con cho rằng hai đứa cháu ngoại của mẹ sống không cha là tốt và không bị ảnh hưởng xấu sao con? Ngày xưa cha mẹ mà có những suy nghĩ như con hôm nay thì con đã không biết cha hay mẹ mình là ai đó con ơi. Vợ hoặc chồng thì ai cũng có thể tìm người khác, nhưng hai đứa con của con suốt đời cũng chỉ có một người cha và một người mẹ mà thôi con ạ. Trẻ thơ mà phải chịu cuộc sống mồ côi, dù mồ côi cha hay mẹ. Đó là một điều bất hạnh lớn đối với trẻ thơ. Chỉ vì những tự ái nhỏ nhen của mình mà con đành bắt hai đứa con của chính mình gánh chịu sự bất hạnh này hay sao?
Nhân lúc ngoài trời đang cơn mưa nặng hạt. Người mẹ chỉ cho cô con gái:
- Con gái của mẹ hãy nhìn xem. Nơi vườn cà ngoài kia, con gà mái đang xòe rộng hai cánh hứng chịu cơn mưa gió bão bùng để ấp ủ cho đàn con. Một con gà mẹ mà còn sẵn sàng chịu đựng những gió mưa cuộc đời cho đàn con được yên ấm. Mà con gái của mẹ chẳng chịu đựng nổi những bất hòa giữa vợ chồng để bắt hai đứa con của chính mình phải hứng chịu bất hạnh cuộc đời sao con. Những xích mích phiền muộn trong cuộc sống vợ chồng chưa đáng để gọi là gió bão cuộc đời và nhẫn chịu những điều đó cũng chưa đáng để gọi là sự hy sinh cao cả của lòng mẹ thương con đâu con ạ. Hãy bình tâm suy nghĩ kỹ lại đi con gái yêu thương của mẹ.
Nghe lời mẹ khuyên cùng nhìn hình ảnh gà mẹ chịu đựng cơn mưa gió che chở cho đàn con, cô con gái vui vẻ đem hai đứa con trở về với gia đình. Và từ đó gia đình cô ta, vợ chồng con cái sống yên vui hạnh phúc trong yêu thương và thông cảm.

BÁNH GAI CỦA MẸ
Mẹ, lặn lội từ quê lên thành phố thăm thằng Út trọ học. Giỏ bánh gai theo mẹ khệ nệ đường xa để con "ăn cho đỡ nhớ quê". Con mừng qua qúyt, chau mày thật khẽ. Mẹ đâu biết giờ con thích cafe, thuốc lá hơn.
Mẹ về, giỏ bánh vẫn buồn thiu nằm trong góc nhà. Sực nhớ, con quơ vội mang qua phòng thằng bạn đồng hương :"ăn lấy thảo". Thằng bạn cảm động, rơm rớm nườc mắt:"hồi mẹ tao còn sống cũng hay làm thức quà này cho tao...Mày sướng thật!"
Con chợt bàng hoàng...Ngày xưa, ai đã từng ước suốt đời được ăn bánh gai của mẹ????
(s.t)

MẸ! -PHÙNG HIẾU
Con hai mươi tuổi. Mẹ hai mươi lăm năm xa quê. Ngày mẹ bỏ quê để lánh nạn, chiến tranh bom đạn cày xéo làng quê.
Chiều - khi hoàng hôn, mẹ thường đứng lặng, đau đáu nhìn về miền xa xăm.
“Tội, không biết mộ ông ngoại con giờ ra sao”. Mẹ nói: “Chừng nào mẹ để dành đủ tiền mẹ sẽ về quê xây mộ lại cho ông ngoại”.
Mẹ để dành đủ tiền. Con vào đại học. Mẹ dốc hết tiền lo cho con...
Chiều.
Chiều... lại chiều!

KHỦNG BỐ-Dũng Trần
Mùa xuân năm đó, con được 6 tuổi. Sáng thức dậy, má cho 5 đồng, con ra đầu hẻm mua kẹo, chưa kịp ăn. Cảnh sát giải tán sinh viên biểu tình bằng lựu đạn cay. Bị cay mắt, con vừa chạy vừa khóc, không biết là hướng nào. Bỗng thấy có ai ôm chầm lấy mình, "Má đây, má đây!" Mắt má cũng tèm lem vì khói lựu đạn, tất tả chạy tìm con. Về nhà, được ướp nước đá lên mắt, con mở mắt ra, viên kẹo vẫn còn trên tay.
Mùa xuân năm nay, con 40 tuổi, bôn ba trên đường đời. Tại phi trường LAX, cởi giầy, dây nịt, đồng hồ, ví... bỏ vào rổ để kiểm soát chống khủng bố. Con bâng khuâng nhớ má ngày xưa, rủi khi có lựu đạn nổ ở đây, con biết chạy đi đâu! Ai sẽ ôm con vào lòng, má ơi!

VẾT SẸO
Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp, có một vết sẹo lớn che gần toàn bộ mặt bên phải của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.
Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo."Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" Cô giáo của cậu hỏi. Người mẹ trả lời, "Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên. Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó. Tôi bị đánh đến ngất xỉu nhưng thật là may mắn là có một anh lính cứu hỏa đã vào và cứu cả hai mẹ con tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều mình đã làm". Đến đây, cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình. Cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó.

LÒNG MẸ 1-VÕ THÀNH AN
Mẹ ở quê lên thăm. Vợ chồng mới cưới lại sớm ra ở riêng nên nhà cửa bừa bộn. Mới đến là mẹ loay hoay vào bếp rửa chồng chén, dĩa; quay sang giặt đồ... suốt cả ngày, ngăn thế nào cũng chẳng được. Chiều cầm mẹ ở lại chơi để vợ chồng đưa đi coi hát. Mẹ bảo phải về thôi. Về quê, có người hỏi mẹ thăm thằng út trên thành phố có vui không, mẹ cười bảo vui lắm, tháng sau sẽ đi nữa.

LÒNG MẸ 2-TRẦN THẠNH
Hết thôi nôi, mẹ tập cho con biết ăn, biết nói, biết đi.Bố mất sớm, mẹ đành ở vậy nuôi con.
Lên ba tuổi, con lười ăn, mẹ còn lo từng bữa, dọa có ông địa to thù lù , để ép con ăn.
Lên mười tuổi, con mải chơi bạn bè cùng lứa, mẹ lại cầm roi dọa tìm con về ăn đúng bữa.
Mười lăm tuổi, con đi học xa, bữa cơm nào mẹ cũng dọn sẵn, chờ con.
Hai mươi mốt tuổi, con lấy vợ, ra riêng. Mẹ già sáng, trưa thui thủi một mình, nhớ con.
Bữa cơm, không quên kèm thêm đôi đũa để cạnh mâm...

Phấn Son-Nguyễn Hồng Ân
Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm.
Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…”
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.

MÙA CÁ BÔNG LAU
VÕ THÀNH AN
Quê tôi ở ngã ba sông Vàm Nao, nơi nổi tiếng có nhiều cá bông lau. Dầu vậy, giá cá ở đây cũng không phải rẻ. Đến mùa, thỉnh thoảng má mua một khứa cá nhỏ nấu nồi canh chua để cả nhà cùng ăn. Thường anh chị em tôi nhường phần cá cho má. Má nói cá tanh, thích rau hơn.
Cậu ở thành phố xuống đòi ăn canh chua cá bông lau má nấu. Cậu chạy mua con cá to. Đến bữa không thấy má gắp cá. Cậu bảo: "Hồi xưa chị thích nhất món cá này?"
Tôi thấy má tôi bối rối. Giờ tôi mới hiểu là vì sao má bảo không thích ăn cá.

 
***********


Hạnh phúc đôi khi ở bên cạnh mà ta không nhận ra, không trân trọng, để một ngày khi nó bay đi ta lại quýnh quáng trong cuộc kiếm tìm. Thay vì sẽ viết một bài thật dài cho ngày 8-3, Góc Suy Ngẫm xin gửi đến các bạn những truyện ngắn về mẹ mà thông qua đó, chúng ta có thể hiểu hơn về tình mẫu tử thiêng liêng. Những mẩu chuyện có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu, thậm chí có thể bạn đã từng trôi qua những cảm xúc ấy rồi nhưng không biết cách để ghi lại. Vậy thì hãy để cho Góc Suy Ngẫm đóng vai một người kể chuyện, và bắt đầu nói lên cảm xúc ấy bằng những ngôn từ. Chúc một ngày 8/3 thật hạnh phúc đến tất cả những người phụ nữ trên đất nước hình chữ S này.
Cắt móng tay cho mẹ, chợt nhận ra bàn tay mẹ toàn xương, những lóng tay khô như cọng rạ phơi mất tính hồi sinh.
Bàn tay ấy từng tắm rửa cho con, vỗ vào mông để con tròn giấc ngủ. Áo con lành nhờ bàn tay mẹ. Con đói lòng bàn tay mẹ đút miếng cơm nhai. Giờ hai bàn tay mẹ đã gầy như không còn cách nào gầy nữa. Mẹ cố xỏ sợi chỉ vào lỗ kim nhưng đầu sợi chỉ cứ đưa qua đưa lại không sao xỏ vào được.
Con thương mẹ vô cùng.

***
Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm. Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương.
Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
Cuối tháng, lãnh lương, dẫn người thương đi shopping. Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là
tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…”
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son tốt xấu màu sắc là gì.

***
Tôi mồ côi mẹ từ nhỏ. Hôm nay sau giờ giảng, tôi hát cho các em nghe… “Mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi…”
Tôi nói với các em: “ Chúng ta thật hạnh phúc khi được ở trong vòng tay mẹ”.
Có tiếng khóc ở góc lớp. Tôi đến cạnh em hỏi:
- Sao con khóc?
- Con nhớ Mẹ! Đứa bé đáp ngập ngừng.
- Mẹ đâu?
Nhìn theo tay đứa bé, tôi thấy một người đàn ông nước da đen sạm đang đứng trước cổng trường.

me va con Những truyện ngắn về mẹ cho ngày 8 3
***
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê. Trên đê chỉ có mẹ,
có con.
Lúc nắng, mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra. Con cố.
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.
Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ?
Trời vẫn nắng, vẫn râm… …Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.

***
Cổng trường ngày thi đông nghẹt thí sinh và phụ huynh. Những gánh
hàng, dãy quán mọc lên san sát trên khoảng đất trống cạnh trường.
“Út, Út, Út ơi!”. Cô học trò lúng túng tách khỏi đám bạn, đi về phía tiếng kêu.
“Ăn đi con. Xôi đậu. Thi sẽ đậu đấy”.
“Con ăn rồi. Sao má lại ra đây!”.
Cô quày quả vào trường, vội vàng như trốn chạy… …
Mùa thi lại về. Cô giáo trẻ tần ngần trước cổng trường nhộn nhịp. Giọt nước
mắt muộn màng đọng nơi khóe mắt. “Con mãi sẽ không đậu khi chối từ gánh xôi của má. Má ơi!”.

***
Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật
ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu.
Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui:
- Cua rang muối thật đó mẹ.
Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:
- Còn răng đâu mà ăn?!

***
Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ
tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường…
Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo vòng. Mấy chị em hùn tiền mua tặng
mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười:
- Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui.
Mấy hị em không ai bảo ai, nhìn nhau nước mắt rưng rưng.

***
Hễ nhà có dịp đi dự đám, nó thường vòi vĩnh xin theo. Thấy nhà bạn có giỗ vui vầy, nó thắc mắc với bà: “Sao nhà mình không có giỗ như nhà người ta hả nội?”.
Nội mỉm cười rồi cốc vào đầu nó: “Khi nào bà mất thì cháu sẽ được ăn giỗ, cháu có vui không?”. Nó giật mình, thàng thốt .
Bây giờ nhà nó cũng có giỗ. Mọi người xúm xít quây quần. Riêng nó thấy buồn, ray rứt. Giá mà nó được gặp lại bà, dù chỉ một lần, bà ơi!

****
“Má! Má lên đây làm gì?”. Cô sinh viên sắp nhận bằng cử nhân giãy nãy lên hỏi người mẹ quê mùa còm cõi.
- “Má nghỉ bán một bữa lên coi con lãnh bằng tốt nghiệp”.
- “Không được đâu! Bữa nay bạn con đông lắm, mà má lại ăn mặc thế này…”.
- “Thì má có còn bộ nào khác đâu. Thôi cho má vào. Má…”.
- “Thôi, thôi, má về đi. Con thì thế này, má thì thế kia… Tụi bạn con nó cười…!”.
Nói rồi, cô sinh viên xinh đẹp chạy ào vào trong hội trường…
Vừa lúc người xướng tên giới thiệu: “Sinh viên Phạm Thị P.X. là một trong những sinh viên xuất sắc của trường”.

me va con1 Những truyện ngắn về mẹ cho ngày 8 3


No comments:

Post a Comment