Saturday, June 25, 2011

DU LỊCH PHÁP QUỐC

PARIS (I)

Đại Linh

PARIS VÀ NAPOLEON

Bonaparte lợi dụng sự bất ổn định của chế độ tổng tài (Directoire) để chiếm lấy chính quyền và vào Điện Tuileries tháng 11 năm 1799 với chức vụ Đệ Nhất Tổng Tài (premier consul). Ngày 2 tháng 12 năm 1804, ở Notre-Dame de Paris, Napoléon Bonaparte được tôn phong Hoàng đế bởi Giáo Hoàng Pie VII. Biến cố này kết thúc một thời kỳ đầy sóng gió được mở ra bởi Cuộc Cách Mạng 1789. Napoléon thiết đặt trong nước một chế độ độc đoán và hiếu chiến, chỉ kéo dài 10 năm nhưng đánh dấu một trong những thời kỳ chói lọi nhất của lịch sử Pháp : Đệ Nhất Đế Chế.

Ngoài những cải cách về hành chánh, bộ dân luật, hệ thống giáo dục, ông ra sức làm cho Paris trở thành thủ đô của thế giới. Ông mở Rue de Rivoli, xây dựng cầu cống và các công trình nghệ thuật, làm giàu có thành phố bằng những chiến lợi phẩm thu được qua các cuộc chiến thắng. Nhưng chính quyền của ông vẫn luôn luôn bấp bênh vì ông không vãn hồi được hòa bình và năm 1814, liên quân Phổ, Áo và Nga đã xâm chiếm Paris và buộc Napoléon phải rút về trên Đảo Elbe. Napoléon đã trở lại Pháp năm 1815, nhưng lại bị đánh bại ở Waterloo. Ông mất năm 1821 trong lúc còn đang bị lưu đày ở Sainte-Hélène.

Posted Image

Arc de TriompheArc de Triomphe du Carrousel là 2 công trình nghệ thuật nổi tiếng nhất trong số các công trình Napoléon đã cho xây dựng. Chính Napoléon đã đặt viên đá đầu tiên năm 1806 cho công trình xây dựng Arc de Triomphe (Khải Hoàn Môn) nhưng binh sĩ của ông đã không có cơ hội diễn hành dưới vòm Khải Hoàn Môn này bởi vì công cuộc xây dựng đã bị gián đoạn do sự sụp đổ của Đế Chế.

Posted Image

Posted Image

Công trình xây dựng nầy đã được hoàn tất dưới triều đại Louis-Philippe. Theo đồ án của kiến trúc sư Jean Chalgrin (mất năm 1811) thì Khải Hoàn Môn cao 50 m và rộng 45m. Arc de Triomphe de Carrousel được xây dựng để mừng các trận chiến thằng của Napoléon năm 1805. Khải Hoàn Môn Carrousel được Napoléon cho xây dựng từ năm 1806 đến 1808 để dùng làm cổng chiến thắng dẫn đến Điện Tuileries (Palais des Tuileries).

Cũng trong lúc ông trị vì, người ta đã khánh thành Nhà Thờ Madeleine và tái xây dựng một phần lớn Điện Louvre. Malmaison và Musée Carnavalet là những thí dụ về phong cách (style) xây dựng thời Đế Chế.

Posted Image[

Posted Image

ARC DE TRIOMPHE
(KHẢI HOÀN MÔN)

Posted Image

Arc de Triomphe hay Khải Hoàn Môn nằm ở Place Charles-De-Gaule (còn gọi là Place de l’Etoile), thuộc quận 8. Quảng trường này là ngã ba của các quận 8, 16 và 17, có đường kính 240m và là nơi gặp gỡ của 12 đại lộ tỏa ra các hướng khác nhau như các vì sao. Mỗi đại lộ mang tên một vị danh tướng (Kléber, Hoche, Foch, Mac Mahon) hoặc một địa danh thắng trận (Iéna, Wagram). Quảng trường là ngã tư giao thông lớn nhất thế giới.

Posted Image

Posted Image

Khải Hoàn Môn được xây dựng là để vinh danh các chiến công của quân đội Napoléon đệ nhất. Năm 1806, Napoléon đệ nhất đã quyết định xây dựng công trình này nhưng mãi đến lúc qua đời công trình vẫn còn dang dở. Chính những thất trận của các cuộc chiến tranh mà ông ta tiến hành sau đó rồi sự thoái vị của Hoàng Đế đã làm đình chỉ các công trình được dự kiến. Cuối cùng chính Louis Philippe đã khánh thành Khải Hoàn Môn năm 1836. Bốn năm sau đó hài cốt của Napoléon được trưng bày ở đây trước khi được chuyển về Điện Invalides. Từ đó Arc de Triomphe đã và đang là chứng nhân lịch sử của những biến cố trọng đại của đời sống Paris.

Năm 1919 diễn ra cuộc diễn binh đại thắng sau đệ nhất thế chiến. Ngày 11 tháng 11 năm 1920, thi hài của một chiến sĩ vô danh lấy từ Verdun được đem chôn dưới vòm của Khải hoàn Môn. Người chiến sĩ vô danh này là đại diện cho 1.500.000 chiến sĩ đã bỏ mình trong cuộc Đại Chiến. Từ đó một ngọn lửa không bao giờ tắt được thắp sáng ở Mộ Người Chiến Sĩ Vô Danh nầy.

Posted Image

Ngày 26.8.1944, sau khi Paris được giải phóng, tướng De Gaule đã đến nghiêng mình trước ngôi mộ này trước khi diễn hành vinh quang trên Đại Lộ Champs-Elysées. Nhưng 4 năm trước đó, năm 1940 chính Hitler vào một sáng sớm và trong một Paris hoang vắng cũng đã đặt bước chân của ông ta trên cùng con đường vinh quang của De Gaule.

Từ Khải Hoàn Môn, du khách sẽ có được một cái nhìn tuyệt vời : một bên là Điện Louvre (Palais du Louvre) và Place de La Concorde cổ kính, còn bên kia là Arche de La Défense cực kỳ hiện đại. Từ Quảng Trường Charles-de-Gaule còn có Đại Lộ Champs-Elyséees, là đại lộ đẹp nhất thế giới, nối liền quảng trường với Place de La Concorde, với Jardin des Tuileries, với Viện Bảo Tàng Louvre (Musée du Louvre). Avenue de Kléber sẽ nối Khải Hoàn Môn với Place du Trocadéro, mà từ đây du khách có thể chiêm ngưỡng Tháp Eiffel sừng sững ở bên kia cầu Iena. Và còn nhiều danh lam thắng cảnh khác.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

TÌNH YÊU BẤT HẠNH
NAPOLEON và JOSEPHINE

Napoléon (1769-1821), một bá chủ của phần lớn Châu Âu, ấy thế mà ông đã phải vất vả trong việc chinh phục người đàn bà mà ông thương mến.

Joséphine, sinh năm 1763 ở Martinique và mất năm 1814 ở Malmaison, là Hoàng Hậu nước Pháp, vợ đầu tiên của Napoléon. Khi còn trẻ Joséphine đã kết hôn với Tử tước Alexandre de Beauharnais (1779). Ông này bị xử trảm trong thời kỳ Khủng Bố (La Terreur) năm 1794 và Joséphie cũng đã suýt chút nữa phải bước lên đoạn đầu đài. Joséphine có hai con là Eugène và Hortense. Thời gian sau đó, bà trở nên một trong những phụ nữ nổi tiếng trong các salon parisien và đã gặp tướng Bonaparte vào năm 1795.

Tháng 3 năm 1796, Bonaparte kết hôn với Joséphine de Beauharnais qua một lễ cưới dân sự (cérémonie civile). Đối với nàng Joséphine, goá phụ quý tộc đang tìm kiếm điểm tựa về tài chánh và an ninh chính trị trong thời kỳ nhiễu nhương sau Cách mạng, thì cuộc hôn nhân này chỉ là một hôn nhân theo lý trí (mariage de raison). Trái lại, đối với vị Hoàng Đế tương lai đang yêu tha thiết, thì đó là một mối tình chân thật phát xuất từ tiếng gọi của con tim.

Trong nhiều thư tình mà Napoléon đã gởi cho Joséphine thường đuợc kết thúc bằng những câu sau đây: " Em ra đi vào 12 giờ trưa, anh sẽ gặp lại em trong 3 giờ nữa. Trong lúc chờ đợi, người tình yêu dấu của anh ơi, anh sẽ cho em một ngàn nụ hôn nhưng em đừng cho anh một nụ hôn nào bởi vì như thế sẽ làm máu của anh sôi sục lên ".

Bonaparte phải đi viễn chinh ở Ý và khẩn khoản Joséphine đi theo cùng. Nàng đi theo...nhưng lại đi kèm với người tình đẹp trai là trung úy kỵ binh Hyppolite Charles !

Đôi vợ chồng đã trải qua những giây phúc hạnh phúc nhất ở lâu đài Malmaison. Nhưng rồi Napoléon đã đòi ly dị Joséphine năm 1809 vì lẽ nàng đã không có con trai thừa kế. Tuy vậy Napoléon vẫn tiếp tục tài trợ cho nếp sống hoang phí của Joséphine, đồng thời ông khẩn khoản yêu cầu nàng hãy giảm chi tiêu bớt lại. Dẫu thế, lúc mất Joséphine vẫn còn nợ 3 triệu francs.
Love is nature's way of giving, a reason to be living !!!
0

#2 User is offline   lynn_ly 

  • Advanced Member
  • PipPipPipPipPipPip
  • Group: Tổng quản
  • Posts: 3,363
  • Joined: 20-June 07
  • Gender:Not Telling
Posted 16 April 2010 - 09:41 AM
PARIS (II)

Đại Linh


PLACE DE LA CONCORDE

Posted Image


Quảng trường ở phía tây nối với Place de L’Etoile bởi Avenue des Champs Elysées, ở phía nam nhìn ra sông Seine mà phía bên kia
Pont de La ConcordeAssemblée Nationale, tiếp giáp phía đông với Jardin des Tuileries. Quảng trường được đóng lại ở phía bắc bởi Bộ Hải Quân và Hotel Crillon.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Place de La Concorde được thực hiện bởi kiến trúc sư Jaques-Ange Gabriel từ năm 1753 đến năm 1763 để đón nhận tượng vua Louis XV cưỡi ngựa để vinh danh nhà vua. Quảng trường lúc đó được gọi là Quảng trường Louis XV, nhưng rồi năm 1792 bức tượng bị đập phá và quảng trường được đổi tên là Quảng Trường Cách Mạng (Place de La Révolution). Trong thời kỳ Khủng Bố (La Terreur) hơn 1200 người bị chặt đầu ở đây, trong số đó có vua Louis XVI (21/1/1793), hoàng hậu Marie Antoinette, Robespierre (1794), Danton. Năm 1796 trong tinh thần hòa giải quốc gia, quảng trường được đặt tên lại là Place de La Concorde (Quảng Trường Hòa hợp). Vua Louis Philippe cho dựng ở trung tâm quảng trường một Obélisque de Luxor (cao 23m) bằng cẩm thạch hồng, được làm cách nay 3300 năm. Đây là món quà của Phó Vương Ai cập Muhammad Ali trao tặng năm 1829. Đài Tháp (obélisque) này là " anh em song sinh " với một đài tháp khác ở Đền Luxor (Ai Cập). Để vận chuyển món quà này từ Ai cập về Pháp không phải là chuyện nhỏ, bởi cần đóng một con tàu đặc biệt để chuyên chở món quà kềnh càng nặng 230 tấn bằng cẩm thạch này. Phải mất 2 năm 25 ngày để tàu đến Toulon và phải đợi thêm 3 năm nữa đài tháp mới đuợc dựng lên. Trên đài tháp, chiến công của các vua triều đại Ramses II và III được ghi khắc bằng tiếng Ai Cập. Vua Louis Philippe còn cho dựng 2 đài nước (fontaine)4 tượng nữ ở 4 góc của quảng trường, biểu hiện cho 8 thành phố lớn nhất của Pháp.

Posted Image


Posted Image

Posted Image


LES FONTAINES DE LA PLACE DE LA CONCORDE


Posted Image


Được thực hiện theo mô hình của đài nước (fontaine) của Place Saint-Pierre de Rome, hai đài nước kèm hai bên đài tháp (obélisque) được xây dựng từ năm 1836 đến 1846 bởi Hittorf : chúng có nhiều bể nước (bassin) và được trang trí bởi các bức tượng thể hiện bức họa phúng dụ sông (allégories fluviales). Vào ban đêm ánh sáng của các đèn cây (réverbère) mang lại cho một bầu không khí phi thực tại và thần tiên.


Posted Image


PHIÊN XỬ MARIE-ANTOINETTE


Vào lúc phiên xử vua Louis XVI, Marie-Antoinette (38 tuổi) bị giam trong nhà tù Le Temple cùng với con gái và em dâu là bà Elisabeth. Ngày 1 tháng 8 năm 1793, bà được chuyển qua
Conciergerie và được giam trong một căn phòng ở đó có hai giám thị trại giam thường xuyên theo dõi.

Posted Image


Ngày 11/9 bà bị hỏi cung trong phòng giam. Cuộc thẩm vấn này nhằm buộc bà phải thú nhận những mối liên hệ giữa bà với các người di tản ra nước ngoài. Ngày 11/10 một viên lục sự (greffier) và hai viên thừa phát lại (huissier) thông báo cho bà bản cáo trạng buộc tội bà.


Ngày 14/10 bà ra trước tòa án cách mạng, được chủ tọa bởi Herman, đại biểu Hội nghị Công ước (le conventionnel). Bà được bào chữa bởi hai luật sư, Cheauveau-Lagarde và Tronson du Coudray. Công tố viên, Fouquier-Tinville đọc bản cáo trạng. Bản cáo trạng đưa ra những lời buộc tội về vai trò chính trị của hoàng hậu, đặc biệt là sự phung phí tiền công quỹ và làm nội ứng cho quân thù.


Phiên tòa đúng ra đã có thể diễn biến thuận lợi cho hoàng hậu bởi vì Marie-Antoinette đã bào chữa tài tình và khôn khéo. Nhưng viên thẩm phán hung dữ Hébert, khi thấy nạn nhân tương lai của mình sắp thoát khỏi nanh vuốt của y, đã phóng ra những lời buộc tội bẩn thỉu chống lại bà mẹ của thái tử. Thẩm phán Hébert báo cáo những lời khai bêu riếu, theo đó “ bà góa phụ Capet ” đã có những quan hệ loạn luân với con trai mình. Khi đó Hoàng Hậu đã phát biểu những lời lẽ, mãi mãi sẽ còn làm xúc động do tính mộc mạc và lòng chân thật : “ Tôi kêu gọi tất cả các bà mẹ...” Các luật sư của bị cáo can thiệp nhưng lại bị cho là quá khoan hồng và bị bắt giữ ngay trong phiên tòa !


Ngày 16/10, lúc 4 giờ sáng, sau khi tuyên đọc quyết định của ban bồi thẩm, ông chánh án đã kết án tử hình Marie-Antoinette. Vào tảng sáng, bà chuẩn bị để ra pháp trường. Mặc chiếc áo dài trắng, khoác trên vai chiếc khăn choàng trắng, bà bước lên chiếc xe độc mã của các tội phạm (charrette des criminels), đứng thẳng người, đơn độc, lưng hướng về phía con ngựa. Suốt trong lộ trình qua các đường phố dẫn đến pháp trường, bà đưa mắt chăm chú nhìn các số nhà bởi vì bà biết rằng một trong những ngôi nhà kia sẽ có một vị linh mục phản kháng đang sẵn sàng ban phước lành cho bà (Toà án buộc bà phải chấp nhận một linh mục tuyên thệ).


Sau khi đi xuyên qua Paris trên một chiếc xe độc mã hở trần, cựu hoàng hậu cuối cùng đã bị đưa đến đoạn đầu đài. Marie-Antoinette nhanh chóng bước lên các bậc cấp dẫn lên máy chém. Khi Samson (đao phủ thủ) đưa bà đến tấm ván thẳng đứng, bà vô ý bước lên chân ông ta và tức thì xin lỗi : “ Thưa ông, tôi xin ông tha lỗi, tôi đã không cố ý làm như vậy đâu.” Viên đao phủ thủ buộc bà vào tấm ván và còn nghe bà kêu lên : Con gái tôi ơi, các con ơi ! Vĩnh biệt các con ! Mẹ sắp đi gặp cha của các con !


JARDINS DES TUILERIES


Posted Image


Là vườn cổ nhất và rộng nhất của Paris.


Từ thế kỷ thứ XII, khu đất rộng lớn này bị chiếm lĩnh bởi các xưởng làm ngói và vùng này có nhiều đất sét, vì vậy vườn được xây dựng trên đó được gọi là Jardin des Tuileries. Ở đây trước kia cũng là nơi đổ rác công cộng.


Năm 1564, Catherine de Medicis, bị quyến rũ bởi nơi chốn này, đã mua lại khu đất và bắt đầu phát triển một đồ án quy hoạch đô thị và xây dựng
Cung Điện Tuileries (Palais des Tuileries) “ ở giữa một khu vườn florentin được quy hoạch phỏng theo những khu vườn thời trung cổ. Những cuộc tiếp tân xa hoa đã diễn ra tại đây tạo cơ hội cho những người có quyền lực thời đó biểu dương uy quyền của mình ”. Một thế kỷ sau năm 1649 André Le Nôtre, nhà sáng tạo những khu vườn hoàng già ở Versailles, Marly, Saint-Cloud và Saint Germain, được vua Louis XIV giao trách nhiệm vẽ lại khu vườn. Chính Le Nôtre cũng đã thiết kế các công viên ở Versailles, Chantilly và Chateau Vaux-le-Vicompte. Nhà vua cho phép “ những người lương thiện ” được dạo chơi ở khu vườn này và Jardin des Tuileries đã trở thành công viên đầu tiên của Paris. Dưới thời Louis XV, vài bức tượng điêu khắc từ công viên Marly (trong đó có những con ngựa nổi tiếng) đến trang trí những lối đi thanh lịch của khu vườn, sau đó là những tác phẩm điêu khắc khác đến từ những vườn cổ hoàng gia.

Posted Image


Lễ hội hoàng gia và các biến cố dân gian nối tiếp nhau diễn ra tại đây.Trong thời kỳ Cách Mạng Pháp, Palais des Tuileries trở nên chổ ở của Hoàng Gia và vào năm 1792 đã bị tấn công bởi những đám đông nổi dậy giận dữ. Chính Marie Antoinette trong khi tìm cách trốn khỏi Paris đã bị lạc trong các con đường nhỏ của khu phố này do đó bị trễ hẹn và bị bắt ở Varennes. Điện Tuileries bị phá hủy một phần do đám cháy xảy ra lúc xung đột với Công xã năm 1871 và bị san bằng năm 1883,để lại một khu vườn rộng, được làm lớn lên sau đó lúc xây dựng Jardin du Carrousel.


Jardin des Tuileries về sau đã phải cần đến 6 năm (1991-1996) để được biến đổi hoàn toàn và có được bộ mặt trẻ trung mới. Mỗi năm có 125.000 cây được trồng bởi các thợ làm vườn của khu vực. Nước tưới cây được mang lại từ kênh đào Ourcq bắt nguồn từ sông Aisne, cách Paris 80 km nhờ một máy bơm có áp lực mạnh.


PALAIS-BOURBON
(ASSEMBLEE NATIONALE)


Posted Image


Palais-Bourbon mang chữ ký của 4 kiến trúc sư nổi tiếng : Giardini bắt đầu xây dựng vào năm 1722, Lassurance tiếp tục, Aubert và Gabriel chấm dứt công trình vào năm 1728. Khởi thủy cung điện này được xây dựng cho con gái của vua Louis IV, duchesse de Bourbon, vì vậy cung điện mang tên là Palais-Bourbon. Rồi bị tịch thu trong thời kỳ Cách mạng để làm trụ sở của Conseil des Cinq-Cents. Trong đệ nhị thế chiến, cung điện trở thành trụ sở hành chánh của Nazi.


Posted Image


Mặt tiền néoclassique được thêm vào năm 1806, để làm cho tòa nhà đối xứng với Nhà thờ La Madeleine, ở phía bên kia sông Seine. Ngày nay đây là trụ sở của quốc hội. Công chúng có thể tham gia vào các cuộc họp của quốc hội.


LE GRAND PALAIS.


Posted Image


Le Grand Palais, một đồ án của các kiến trúc sư Henri Deglane, Louis Louvet, Albert Thomas và Charles Girault, đã được xây dựng cho Triển lãm hoàn vũ (Exposition universelle) năm 1900 trong phong cách điển hình Nghệ Thuật mới (Art nouveau) : mặt tiền có 240 m chiều dài và 20 m chiều cao, được trang trí bởi các cột ionique.


Posted Image


Ngày nay, tòa nhà là nơi tọa vị của Palais de la Découverte, dành cho khoa học. Chính vào ban đêm là lúc tòa nhà đẹp nhất, được nhìn từ bên ngoài, khi các quadrige của nhà điêu khắc George Récipon nổi bật lên trên mái kính được thắp sáng.


LE PETIT PALAIS


Posted Image


Được xây dựng bởi Charles Girault cho Triển Lãm hoàn vũ năm 1900 trong một style éclectique đặc trưng của cuối thế kỷ XIX, Petit Palais bao gồm một cổng đồ sộ, phía trên là một mái vòm (dôme) và được kèm hai bên bởi hai dãy cột.


Posted Image


Ngày nay Petit Palais là nơi chứa các bộ sưu tập của Viện bảo tàng Mỹ Thuật của Ville de Paris, gồm nhiều hình điêu khắc cổ đại và các bức tranh của thế kỷ XIX (trong đó có các tác phẩm của Renoir).

Love is nature's way of giving, a reason to be living !!!
0

#3 User is offline   lynn_ly 

  • Advanced Member
  • PipPipPipPipPipPip
  • Group: Tổng quản
  • Posts: 3,363
  • Joined: 20-June 07
  • Gender:Not Telling
Posted 19 April 2010 - 08:17 AM
PARIS (III)

Ðại Linh


AVENUE DES CHAMPS-ELYSEES


Posted Image


Avenue des Champs Elysée được xem là đại lộ đẹp nhất thế giới, là biểu tượng cho sự huy hoàng của Paris.Vì vậy đi tham quan Paris không thể không dạo chơi trên đại lộ Champs Elysées. Đại lộ này chạy dài từ Place de La Concorde đến Place Charles-de-Gaulle (trước gọi là Place de L’Etoile, vì từ đây tỏa ra 12 đại lộ khác như hình ngôi sao).


Posted Image


Được chế ngự ở đầu đường bởi Arc de Triomphe, nằm tọa vị giữa quảng trường, Avenue des Champs Elysées trở nên khung cảnh uy nghiêm cho những biến cố trọng đại của nước Pháp, như Cuộc Duyệt Binh ngày 14/7. Dọc hai bên đại lộ là những dinh thự lộng lẫy và những cửa hàng thanh lịch, khu phố này trở nên biểu tượng cho quyền lực và giàu sang, nhất là với Palais de L’Elysée, các tòa đại sứ đồ sộ, các cửa hàng may mặc thời trang to lớn, các khách sạn sang trọng và các cửa hàng ăn nổi tiếng.


Posted Image


Nguyên thủy, vùng rộng lớn trải dài ở phía tây của Place de La Concorde là vùng đầm lay. Đại lộ Champs Elysées thật sự thành hình năm 1667 khi André Le Nôtre được giao nhiệm vụ phác họa một con đường đi dạo theo trục của Jardin des Tuileries, đi từ Tuileries ngược lên Place de L’etoile. Lúc đó được gọi là Grand-Cours, sau được đổi tên là Champs-Elyséees(1709).Vào giữa thế kỷ thứ 19, được tô điểm bởi các lối đi song hành hai bên, bởi các đài nước, các tiệm café, các cửa hàng ăn uống, các rạp hát, đại lộ trở nên đồng nghĩa với sự thanh lịch và thú tiêu khiển. Vào thời kỳ của Đệ Nhị Đế Chế, Champs-Elyséesé trở thành salon de Paris, một nơi để gặp gỡ và một khu nhà ở dành cho những tên tuổi lớn nhất của thành phố. Nhưng ngày nay, mặc dầu Champs-Elysées đã đánh mất đi tính chất quý tộc của ngày xưa, nhưng đại lộ đã không mất đi chút nào vẻ đẹp cũng như sự thanh lịch : các cửa hàng xa xỉ, các rạp chiếu bóng, các cửa hàng ăn uống lớn, các trụ sở của các công ty hàng không quan trọng nối tiếp nhau dọc theo những lề đường rộng rãi, càng ngày cac bị xâm chiếm bởi dân Paris, các khách du lịch, cả một đám đông những người tứ xứ. Rond-Point des Champs Elysées ở đoạn giữa đại lộ là nơi quyến rũ nhất với các lùm cây đầy hoa và các cây dẻ. Còn phần trên đại lộ thì bị mất đi vẻ lộng lẫy do sự xâm nhập của các fast-food và các cửa tiệm du lịch.


Posted Image


EGLISE DE MADELEINE


Posted Image


Nhà Thờ Sainte-Marie-Madeleine, còn gọi là La Madeleine, là một trong những công trình nghệ thuật nổi tiếng nhất của Paris. Được khởi công năm 1764, bởi Jacques Ange Gabriel, theo họa đồ quy hoạch Place de La Concorde, nhà thờ sau đó bị san bằng để nhường chỗ cho một tòa nhà được phát họa theo mô hình Điện Panthéon nhưng rồi cách mạng làm gián đoạn công trình. Đến thời Napoléon đệ nhất thì công trình được tái tục. Năm 1806, chính Napoléon đã quyết định giao cho kiến trúc sư Vignon xây một điện thờ để vinh danh các chiến sĩ của Đại Quân, theo mô hình Maison Carré de Nimes nhưng rồi sự thoái vị của Hoàng đế làm công trình lại bị dang dở. Năm 1814, vua Louis XVIII dành nhà thờ để tưởng nhớ vua Louis XVI, bị xử trảm trong thời kỳ cách mạng.


Posted Image


Tòa nhà được dựng lên ở giữa quảng trường cùng tên (Place de la Madeleine). Tòa nhà có hình dáng và cấu trúc của một điện thờ Hy Lập cổ điển : chân đền (soubassement) được nâng cao với một cầu thang trên mặt tiền chính, một dãy gồm 52 cột trụ corinthiennes cao 20 m, cao hơn bất cứ cột trụ nào của các đền thờ Hy lạp và La mã, và một fronton được trang trí bởi một frise lớn, được điêu khắc bởi Lemaire vào năm 1834, biểu hiện le Jugement dernier.


Đối diện với nhà thờ Madeleine, ở ngôi nhà số 9 Đại Lộ Mahesherbes, là nơi Marcel Proust đã trải qua thời thơ ấu.


PLACE DE VENDÔME


Posted Image


Place de Vendôme
place du luxe. Thật vậy ở đây là nơi tập trung lớn nhất thế giới các ngân hàng, các tiệm kim hoàng và các tiệm bán đồ mỹ phẩm. Ở đây có Hotel Ritz nổi tiếng. Được khai trương trên quảng trường năm 1898, Ritz là khách sạn đầu tiên có các bồn tắm cá nhân. Francis Scott và Zeida Fitzgerald đã sống ở đây trong những năm 1920. Chính ở nơi đây, công chúa Diana đã trải qua một buổi tối cuối cùng với Dodi Al-Fayed. Cũng như Place de la Concorde hay các quảng trường tráng lệ khác, quảng trường Vendôme được xây dựng để làm khung cảnh cho công trình dựng tượng vua Louis XIV cưỡi ngựa (royal equestrian statue). Chính vì lẽ ấy nên lúc đó quảng trường có tên là Place Louis-Le-Grand. Trong thời kỳ Cách Mạng Pháp, chín cái đầu của nạn nhân bị xử chém được trưng bày ở quảng trường trên đầu chín ngọn giáo, vì vậy quảng trường lúc đó được đổi tên là Place de Piques .

Tượng vua Louis XIV cởi ngựa bị hạ xuống bởi các nhà cách mạng và theo truyền thuyết thì lúc hạ tượng, tượng rơi xuống đúng một cô bán báo và giết chết cô này.


Quảng trường hình bát giác Vendôme và những toà nhà với các dãy cột và dãy cuốn nằm chung quanh, được xây dựng từ năm 1687 đến năm 1721.Vào tháng 3 năm 1796, Napoléon cưới Joséphine ở building số 3. Còn nhạc sĩ Chopin thì qua đời ở buiding số 13 năm 1848.


Dưới thời Napoléon, năm 1792, bức tượng vua Louis XIV bị phá hủy và được thay thế bởi
cột đồng Vendôme (Colonne Vendôme) để vinh danh các chiến dịch thắng trận của Napoléon. Cái cột trụ này cao 43,5 m, nằm ở chính giữa quảng trường, gồm một cái lõi bằng đá (a stone core), được bọc bằng đồng thau (bronze), hình xoắn ốc 160 m chiều dài. Đồng thau này được đúc từ 1250 đại pháo của quân đội Áo và Nga mà Napoléon đã tịch thu được trong trận đánh Austerlitz năm 1805. Trên cột đồng Vendôme ghi khắc các chiến thắng của Napoléon từ năm 1805 đến 1807. Trong thời kỳ Công Xã, họa sĩ Gustave Courbet dẫn đầu một đoàn biểu tình đến để hạ cột đồng này xuống. Bị bắt rồi bị xét xử, ông ta bị buột phải tài trợ để xây dựng lại cột đồng. Trên đỉnh cột đồng trước hết là tượng Napoléon ăn mặc như César Đại Đế. Sau đó khi Napoléon bị đi đày ra đảo Elbe thì tượng Napoléon được thay thế bởi tượng Henry IV (1814). Khi Napoléon trở về từ đảo Elbe thì tượng Henri IV này lại bị hạ xuống trước khi Louis Philippe thay thế bởi một tượng Napoléon khác nhưng lần này đội mũ 2 sừng, khiêm tốn hơn.

Đại Linh

Love is nature's way of giving, a reason to be living !!!
0

#4 User is offline   lynn_ly 

  • Advanced Member
  • PipPipPipPipPipPip
  • Group: Tổng quản
  • Posts: 3,363
  • Joined: 20-June 07
  • Gender:Not Telling
Posted 21 April 2010 - 10:41 AM
PARIS (IV)

Ðại Linh


ARC DE TRIOMPHE DU CARROUSEL


Posted Image


Arc de Triomphe de Carrousel nằm trên
Place de Carrousel , phía tây của Điện Louvre. Khải hoàn môn này được dựng lên đề tỏ lòng cảm phục Đại Quân của Napoléon Bonaparte. Phỏng theo khải hoàn môn la mã Septine Sévère, Khải Hoàn Môn Carrousel được xây dựng từ năm 1806 đến 1808 theo các họa đồ của Percier và Fontaine nhằm ca ngợi chiến thắng của quân đội Pháp ở Austerlitz trong chiến dịch 1805. Trên mái bằng của Cung khải hoàn là xe tứ mã bằng đồng thau. Cỗ ngựa này được quân đội Pháp lấy từ Basilique de Saint Marc ở Venise mang về năm 1798 sau chiến dịch thắng lợi ở Bắc Ý.

Posted Image


Posted Image Posted Image

MUSEE DE LOUVRE


Posted Image


Viện Bảo Tàng Louvre khởi đầu chỉ là một pháo đài (forteresse) do vua Philippe Auguste, trước khi lên đường tham gia cuộc Thập Tự Chinh, đã ra lệnh xây dựng năm 1190 nhằm mục đích để bảo vệ hữu ngạn thành phố Paris chống lại những cuộc đột kích của quân Vikings. Vào thế kỷ XIV vua Charles V cải tạo Louvre thành chỗ ở của hoàng gia.


Posted Image


Dưới triều vua François Đệ Nhất, nhà vua quyết định phá hủy một phần của pháo đài cổ và xây dựng trên đó một cung điện theo kiến trúc thời Phục Hưng. Bộ sưu tập đầu tiên của Viện Bảo Tàng Louvre là do vua François đệ nhất (1515-1547) thu thập được. Nhà vua say mê nghệ thuật Ý và đã tậu được bức tranh La Joconde, do Léonard de Vinci vẽ vào năm 1504. Đây là bức tranh chân dung của một nữ quý tộc người Florence, Mona Lisa mà nụ cười nổi tiếng của bà vẫn còn tiếp tục gây không biết bao nhiều là lời bình luận. Rồi thì Catherine de Medicis, sau khi chồng là vua Henry II mất năm 1559 đã ra lệnh xây dựng một cung điện thứ hai là Điện Tuileries (Palais des Tuileries) mà bà muốn nối với Điện Louvre bởi một lối đi có mái che. Vào năm 1594, vua Henry IV quyết định biến Louvre thành nơi biểu tượng cho nền quân chủ.


Các công trình làm đẹp và mở rộng được tiếp tục theo đuổi dưới các triều đại Louis XIII và Louis XIV mặc dầu sau đó vua Louis XIV dời triều đình từ Paris về Versailles.


Ngày 10/8/1793, Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Trung Ương được khánh thành ở Louvre. Chính Napoléon Đệ Nhất và Đệ Tam đã hoàn thành công trình xây dựng đền nghệ thuật này. Viện bảo tàng không ngừng được làm phong phú bởi các chiến lợi phẩm thu được do các chiến thắng của Napoléon.


Nhưng năm 1871, Palais des Tuileries bị đốt cháy do sự nổi dậy của Công xã, nhưng điện Louvre và bộ sưu tập do phép lạ đã thoát khỏi sự đốt cháy này. Năm 1981 dự án Grand Louvre được phát động bởi François Mitterand và được hoàn thành năm 1998. Những công trình trùng tu và tái cơ cấu đã thật sự làm thay đổi bộ mặt của viện bảo tàng. Kim tự tháp bằng thủy tinh
(Pyramide de verre), công trình sáng tạo của Ieoh Ming Pei, được khánh thành năm 1989, tạo nên không gian và ánh sáng, nằm ở trung tâm của Cour de Napoléon, chiếu sáng lối vào chính của một trong những viện bảo tàng lớn nhất thế giới. François Mitterand quyết định rằng Palais du Louvre sẽ hoàn toàn dành cho văn hoá và nghệ thuật. Viện bảo tàng Louvre có bộ sưu tập các tác phẩm hội họa Châu Âu (1200-1850) hoàn hảo hơn bộ sưu tập các điêu khắc. Những cổ vật (antiquités) của Điện Louvre (đông phương, Ai cập, Hy lạp, La mã) tạo nên một tổng thể vô tiền khoán hậu trên thế giới.

IEOH MING PEI


Ông sinh năm 1917 ở Quảng đông, Trung Quốc, và lấy quốc tịch Mỹ năm 1955, đã tốt nghiệp ở trường nổi tiếng MIT và đã tiếp tục tu nghiệp ở Havard dưới sự lanh đạo của Breuer và Gropius. Những thành tựu của ông được đặc trưng bởi những hình dáng trừu tượng và bởi sự sử dụng những vật liệu như đá, thủy tinh và thép, nhưng cũng bởi sự tìm kiếm những tác dụng kịch nghệ và những thách thức công nghiệp học. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, ngoài Pyramide du Louvre, là John Hancock Tower ở Boston, The Bank of China Tower ở Hồng Kông và cánh đông của National Gallery de Washington. Vào năm 1983, ông đã giành được giải có uy tín Pritzker Architecture Prize.


Posted Image


LEONARD DE VINCI VÀ LA JOCONDE


Sinh ở Vinci (Ý) trong một gia đình khá giả, Léonard de Vinci là khuôn mẫu của thiên tài thời Phục Hưng. Ông vừa là họa sĩ vừa là nhà khoa học. Léonard de Vinci (1452-1519) trước hết học nghề trong một xưởng vẽ của nghệ nhân florentin Andrea del Verrochio. Sau đó ông phục vụ cho công tước Milan với tư cách kiến trúc sư và kỹ sư quân sự. Trong thời kỳ này ông đã vẽ la Cène (1495). Trở lại Florence, ông phục vụ cho César Borgia với tư cách kiến trúc sư. Vào thời kỳ đó, ông thực hiện bức chân đúng nổi tiếng của Mona Lisa (1503-1506), được biết dưới tên La Joconde (lấy theo tên của chồng là Francesco del Giocondo). Kiệt tác này, đặc biệt là nụ cười bí hiểm của người thiếu nữ, phản ánh tài năng bậc thầy của nghệ nhân hai kỹ thuật này : sáng và tối, tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, sự chuyển tiếp tinh tế giữa các màu sắc. La Joconde là tuyệt đỉnh của tài năng đa dạng của ông. Sau khi vẽ xong bức chân dung này Léonard de Vinci đã không ký bán và đã không trao lại cho hai vợ chồng Giocondo đã đứng đơn đặt hàng. Ông giữ bức họa này và từ đó ông không khi nào rời nó nữa. Trở nên tác phẩm được ưa thích nhất, đi đâu Léonard cũng mang theo bức tranh nổi tiếng này. Năm 1516,vua François đệ nhất mời Léonard de Vinci sang Pháp và giao cho ông lâu dài Cloux, gần Amboise. Lúc đến Pháp Léonard de Vinci dĩ nhiên đã mang theo bức tranh La Joconde. Nhưng rồi ông đã qua đời 3 năm sau đó trong vòng tay của nhà vua. Vào lúc Léonard de Vinci mất năm 1519, bức tranh La Joconde đã thuộc về bộ sưu tập của vua François đệ nhất.


EGLISE SAINT-GERMAIN-L’AUXERROIS


Posted Image


Trước mặt đông của Điện Louvre mở ra quảng trường nhỏ có các mặt tiền đối xứng của tòa thị chính quận 1, có từ năm 1895, và của nhà thờ Saint-Germain-l’Auxerrois, được phân cách nhau bởi một tháp chuông (beffroi), cũng style néogothique được trang trí, được dựng lên vào năm 1860. Cũng được gọi là “ Grande Paroisse ” với tư cách nhà thờ hoàng gia của Louvre vào thế kỷ XIV, Saint-Germain-l’Auxerrois được cất lên trên vị trí của một đền thờ có trước từ thời mérovingien. Sự xây dựng nó đã bắt đầu vào thế kỷ XII và kéo dài đến thế kỷ XVI. Trên mặt tiền, một cánh cửa lớn được xây dựng giữa năm 1435 và 1439, style gothique, được mở ra bởi 5 arcade khác nhau và có các cột trụ được trang trí bởi các bức tượng.


PALAIS-ROYAL


Posted Image


Cung điện này, được xây dựng bởi Lemercier từ năm 1624 đến 1645, nguồn gốc là chỗ ở riêng của Hồng y Richelieu. Ông này khi mất vào năm 1642, đã tặng cho vua Louis XIII cung điện này. Hiện nay là trụ sở của Hội đồng Nhà nước (Conseil d’Etat), dinh thự có một mặt tiền với các cột trụ được dựng lên vào năm 1774, với một chiếc sân, từ đó qua đôi hàng cột ta đến khu vườn tráng lệ và nổi tiếng. Khu vườn này, được thiết kế vào năm 1781 bởi kiến trúc sư Louis, trải dài trên 225 m chiều dài, với nhiều cây cỏ xanh tươi và được trang trí bởi nhiều bức tượng. Trong thời Cách Mạng, cung điện trở thành một hội của các nhà yêu nước : chính ở đây các nhà quý tộc chống chế độ quân chủ (trong đó có Duc d’Orléans, về sau đổi tên là Philippe-Bình đẳng), hội họp để bàn về thời thế mới và những biến cố đang diễn ra dồn dập. Trong những khu vườn này, chính phía trước café Foy, ngày 12 tháng 7 năm 1989, Camille Desmoulins hô hào đám đông, khích động họ bằng những bài diễn văn sôi nổi của mình. Sau đó, ông nhổ một chiếc lá từ một trong những cái cây này và đặt nó lên chiếc mũ của mình như là phù hiệu : đám đông theo gương ông. Hai ngày sau, vào lúc chiếm ngục Bastille, nhiều người mang chiếc lá này như là biểu hiện.


RUE RIVOLI


Posted Image


Song song với sông Seine, Rue de Rivoli nối liền Place de la Concorde với Place de la Bastille. Đó là một trong nhung thành tựu đô thị hóa đẹp nhất của Napoléon, được thiết kế bởi hai kiến trúc sư của Hoàng Đế, Percier et Fontaine, nhưng chỉ được hoàn thành dưới thời Louis Philippe. Đoạn cổ nhất của đại lộ nổi tiếng này (từ Rue de Rohan đến Rue Saint-Florentin) được mở ra bắt đầu từ năm 1800 do lệnh của Napoléon. Con đường lấy tên của địa danh ông thắng trận năm 1797. Dọc theo Jardin des Tuileries và Palais du Louvre, con đường được bọc hai bên bởi các arcade thanh lịch. Sự xây dựng các vòm cung (arcades) này, (mà phía trên là các căn hộ néoclassique, ngày nay trong đó là các hiệu sách và các tiệm bán đồ thời trang, chỉ được hoàn thành vào năm 1835. Ở nhà số 226, salon de thé Angelina có tiếng là phục vụ chocolat nóng ngon nhất của thủ đô.


Posted Image


TÌNH YÊU NGANG TRÁI
HENRI II và DIANE DE POITIERS


Posted Image


Nếu những chữ đầu của tên nhà vua Henri II (1547-1559) và của hoàng hậu Catherine de Médicis, được khắc trên cánh nam của Cour Carré của Điện Louvre, tưởng như chứng tỏ sự toàn tâm toàn ý giữa nhà vua và hoàng hậu, thì trên thực tế các chữ đầu này lại thể hiện sự gắn bó sâu xa của vua Henri II đối với tình nhân của nhà vua là Diane de Poitiers, lớn hơn ông 20 tuổi. Thật vậy, hai chữ C ôm vào chữ H phải được đọc như là hai chữ D. Không có chút quyền lực cho đến khi chồng tử nạn, hoàng hậu Catherine de Médicis sau đó phục thù bằng cách trục xuất Diane de Poitiers ra khỏi lâu đài Chenonceau yêu mến của bà trong thung lũng sông Loire.


CATHERINE DE MEDICIS (1519-1589)


Hoàng hậu nước Pháp. Nhiếp chính vào đầu triều đại Charles IX, bà cố gắng trong suốt 30 năm bình định vương quốc bị xâu xé bởi các cuộc chiến tranh tôn giáo. Là con gái của Laurent II de Médicis, công tước Urbino, bà cưới Henri II năm bà tròn 14 tuổi và có 10 người con với nhà vua. Trong thời kỳ chồng cầm quyền bà bị lu mờ bởi Diane de Poitiers, sủng ái của nhà vua. Tuy vậy bà đã bắt đầu học hỏi về chính trị. Góa chồng năm 40 tuổi,và được bổ nhiệm làm nhiếp chính khi Charles IX lên ngôi, bà đã nhanh chóng tỏ ra có tài năng về chính trị. Ảnh hưởng của bà bị suy giảm dưới triều đại Henri III. Là nhà Mạnh thường quân của nghệ thuật, bà đã quyết định xây dựng Điện Louvre mới và Palais des Tuileries. Lúc mất bà được chôn ở Saint-Denis, bên cạnh Henri II.


DIANE DE POITIERS (1499-1566)


Vào tuổi 15, Diane de Poitiers đã có một sắc đẹp lộng lẫy. Sinh năm 1499, bà cưới Louis de Brézé hơn bà đến 40 tuổi ! Bà là thị nữ (dame d’honneur) của Eléonore de Habsbourg (hoàng hậu) và do đó gần gủi với vua François Đệ Nhất và trở thành nhân tình của nhà vua. Bà vẫn là nhân tình của vị vua này cho đến lúc ông ta mất vì bệnh lao năm 154.


Tuy nhiên, bà không những chỉ là nhân tình của vua François đệ nhất, mà cũng còn là người yêu của thái tử Henri II ! Ông phong bà làm nữ công tước và tặng bà lâu đài Chenonceau ! Quan hệ tình ái giữa Henri II và Diane de Poitiers đã làm Catherine de Médicis (vợ của Henri II và hoàng hậu tương lai) giận dữ. Cuộc tình dan díu này kéo dài cho đến ngày định mệnh tháng 6 năm 1559. Ngày đó trong một cuộc thi đấu vua Henri II bị tử thương.


Nữ công tước Valentinois, nhân tình và ái phi của vua Henri II, Diane de Poitiers có một ảnh hưởng rất lớn lên nhà vua. Bà là nhà Mạnh thuờng quân của nghệ thuật. Góa chồng năm 32 tuổi, bà trở thành nhân tình của nhà vua tương lai Henri II vào năm 1536. Lúc đó Henri II nhỏ thua bà 19 tuổi.


Khi Henri II lên ngôi vua bà trở thành toàn quyền, bắt lưu đày tình địch của mình là nữ công tước Etampes (ái phi cua vua François I), bắt Cathérine de Médicis (vợ vua) phải khuất phục và đòi nhà vua đàn áp thẳng tay những người theo đạo Tin Lành. Sau khi nhà vua mất bà rút về ở tại lâu đài Anet.


NHỮNG BÍ QUYẾT VỀ VẺ ĐẸP CỦA DIANE DE POITIERS


Diane de Poitiers có một vẻ đẹp lộng lẫy, vẫn còn tươi mát ở tuổi 70 không khác gì tuổi 15. Các nhà quan sát đương thời đã nhận xét như vậy. Vậy đâu là bí quyết của vẻ đẹp rực rỡ này ? Có lẽ là nhờ bà biết tuân thủ vệ sinh trong cuộc sống : lên giường ngủ lúc 8 giờ tối, bà dậy lúc 6 giờ sáng, tắm nước lạnh buốt, uống nước sirop có chất vàng, rồi bắt đầu cưỡi ngựa đi săn đến tận cuối rừng. Lúc trở về bà đánh một giấc ngủ trưa, ăn một bữa ăn nhẹ rồi tập thể dục rất nhiều lần với những bài tập đa dạng.


ĐẠI LINH (11/5/2007)

Love is nature's way of giving, a reason to be living !!!
0

#5 User is offline   lynn_ly 

  • Advanced Member
  • PipPipPipPipPipPip
  • Group: Tổng quản
  • Posts: 3,363
  • Joined: 20-June 07
  • Gender:Not Telling
Posted 28 April 2010 - 03:15 AM
PARIS (V)

Ðại Linh


LES INVALIDES


Posted Image


Giữa Place Vauban và Esplanade des Invalides trải dài tổng thể các tòa nhà, bao gồm Hôtel des Invalides, Dôme des Invalides và Eglise Saint-Louis des Invalides. Cái esplanade bao la, được quy hoạch giữa năm 1704 và 1720, dài 487m và rộng 250m, là bối cảnh lý tưởng đối với Hôtel des Invalides. Trên nền đất phía trước Hôtel được sắp thẳng hàng các khẩu đại bác bằng đồng thau của những thế kỷ XVII và XVIII, 18 khẩu của “ đội pháo khải hoàn ” (batterie triomphale), chỉ nổ vang như sấm nhân những biến cố đặc biệt, và ở hai bên cổng vào là các xe bọc sắt của Đức, bị chiếm vào năm 1944.


Posted Image


Chính vua Louis XIV đã quyết định xây dựng dinh thự lộng lẫy này dành cho các quân nhân phục viên vì lý do tuổi tác hay thương tật. Trước đó các quân nhân khốn khổ này thường phải lang thang từ quảng trường này qua quảng trường khác để xin ăn. Sự ân cần của nhà vua được phản ảnh qua kiến trúc vừa khắc khổ vừa hùng tráng. Cái mặt tiền khô khan và trang trọng, với 4 dãy cửa sổ chồng lên nhau, dài 196m và gồm ở trung tâm một chiếc cổng uy nghi, và ở trên cổng là một hình đắp nổi thấp (bas-relief), biểu hiện vua Louis XIV. Sau Versailles, đây là công trình tham vọng nhất của triều đại, khởi thủy công tác được giao phó cho kiến trúc sư
Liberal Bruant . Năm 1764, những quân nhân đầu tiên được nhận vào tạm trú ở Invalides. Ở đây kỷ luật khắc khe (mọi sự sai phạm về hạnh kiểm sẽ bị giam tù) đến độ nhiều người trong số họ luyến tiếc cho đời sống tự do (mặc dầu nghèo khổ) ở bên ngoài. Nhưng bù lại ở đây họ được hưởng tiền trợ cấp đầy đủ và săn sóc về y tế. Sáng kiến này rất thành công. Ngay năm 1690 đã có đến 6000 đơn xin lưu trú. Các vua chúa Châu Âu đã bắt chước mô hình này để tạo nên các bệnh viện quân sự.

EGLISE DU DÔME


Posted Image


Jules Hardouin-Mansart, phỏng theo một đồ án của François Mansart, để xây dựng từ năm 1679 đến 1706 nóc vòm (dôme) đẹp nhất của Paris, một trong những kiệt tác của kiến trúc Pháp của thế kỷ XII. Trái với Saint-Louis-des Invalides, nhà thờ của lính mà nhà kiến trúc sư đã xây dựng đồng thời, Eglise du dôme (hay dôme des Invalides) chỉ dành cho Vua-Mặt Trời (Roi-Soleil) (tức vua Louis XIV) sử dụng mà thôi.


Posted Image


Eglise du dôme được khởi công năm 1677 và phải mất 27 năm mới hoàn thành vào năm 1735. Nhà thờ này được xem là một trong những công trình tôn giáo đẹp nhất được dựng lên dưới thời Louis XIV. Năm 1715 lần đầu tiên vua Louis XIV cho mạ vàng nóc vòm nhà thờ (lần cuối cùng được tu sữa là năm 1989).Vua Louis XIV có lẽ có dự kiến dùng nhà thờ này làm nghĩa địa của triều đại Boubons thay cho basilique Saint-Denis nhưng đã không thực hiện được dự án này và mộ mà sau cùng dôme des Invalides tiếp nhận là mộ của Napoléon.Thi hài của Napoléon đệ nhất được chuyển từ đảo Elbe về đây năm 1840. Mộ của Napoléon đuợc đặt nằm trung tâm nhà thờ và gồm 6 quan tài ăn khớp với nhau. Là công trình kỹ niệm dành cho các quân nhân, dôme des Invalides cũng có những mộ phần của những quân nhân vĩ đại khác như các thống chế Foch và Lyautey.


NGƯỜI BỆNH CỦA ĐẢO SAINTE HELENE.


Khi ông ta đến cảng Rochefort sau cuộc bại trận khủng khiếp ở Waterloo, Napoléon, mặc dầu chỉ còn là cái bóng của chính mình, lại tin như đinh đóng cột rằng ông ta sẽ lên tàu đi châu Mỹ, là nơi còn có các bạn bè. Đó là Napoléon không tính đến hạm đội Anh, lúc hay biết được các kế hoạch của ông, đã vội phong bế hải cảng Pháp để thuyết phục Bonaparte lên một chiếc tàu Anh, “ le Bellerophon ”. Được chuyển đến Nothumberland sau đó, Napoléon bị buộc thực hiện một chuyến đi dài ngày đến hòn đảo không mến khách Sainte-Hélène, nơi đây ông đã đổ bộ 3 tháng sau đó.


NHỮNG NGƯỜI THẦY THUỐC TẬN TỤY CỦA NAPOLEON.


Trong nơi lưu đày xa xăm, Hoàng Đế chỉ được đi kèm theo bởi vài người, trong đó có thống chế Bertrand và nhà sử học
Las Cases , đã để lại cho chúng ta nhiều hồi ký, thường do Napoléon đọc cho mà viết. Bên cạnh họ là hai thầy thuốc O’Meara và Antommarchi. O’Meara, người gốc Ái Nhĩ Lan, đã từng gặp Hoàng Đế trên tàu Bellerophon và đã được biệt phái hẳn đến cạnh ông để hết lòng vì công việc của mình, với một sự vồn vả ân cần làm bộ tư lệnh hải quân Anh xét thấy đáng nghi ngờ, vì thế vào năm 1818 vị thầy thuốc này được mời đến Albion. Từ kinh nghiệm của mình, O’Meara sẽ rút ra một tác phẩm tuyệt vời, được tái bản đến 34 lần, tuy nhiên không phải vì vậy mà cải thiện được chế độ áp đặt vào Bonaparte cho đến ngày cuối đời của ông. Antommarchi tiếp nối O’Meara để đi theo người bệnh nhân nổi tiếng của mình cho đến ngày lâm chung của Napoléon. Ông cũng để lại cho chúng ta những bài viết hồi ký của mình.

Sự phê phán lịch sử buộc chúng ta phải tỏ ra thận trọng về nội dung của các bản văn này, trong đó khuynh hướng đa cảm và lòng cảm thông che dấu hay làm biến đổi một sự thật không có tính chủ quan. Hai thầy thuốc của chúng ta đúng là những nhân chứng trực tiếp của những nỗi khổ đau về thể xác và tinh thần của Hoàng Đế, như câu trả lời sau đây của O’Meara với thống đốc Lowe khi ông này lo ngại về tình trạng sức khỏe của người tù nhân của mình, đã chứng tỏ điều đó : “ Phải mở rộng các giới hạn của khu vực trong đó ông ta được phép đi dạo chơi, một cách tổng quát, phải tạo cho ông ta một cảm tưởng tự do nào đó, và nhất là, an tọa ông ta trong một ngôi nhà trên sườn đồi bên kia của hòn đảo ”. Bệnh nhân đau đớn đến độ ông ta mong muốn thần chết hãy đưa ông ta đi nhanh chóng. Đây là điều Napoléon đã tuyên bố với vị thầy thuốc của mình vào tháng 12 năm 1816 : “ Đêm qua, tôi bị một cơn thần kinh khiến làm tôi thức tỉnh cho đến sáng. Tôi bị kích động và khốn khổ vì các cơn migraine khủng khiếp. Tôi đánh mất cả tri giác, khoảng vài khoảnh khắc đồng hồ. Ngay cả tôi hy vọng rằng cơn thiên đầu thống này sẽ trầm trọng dần, đủ để giải thoát tôi khỏi sự hiện hữu thảm thương này. Vào trong bất cứ giây phút nào, tôi cũng tin là đã bị một cơn đột qụy. Đầu tôi nặng nề với một cảm giác chóng mặt ; có thể nói dường như tất cả máu đều đổ dồn về não bộ. Tôi cũng cảm thấy một nhu cầu bức thiết là muốn đứng dậy.” Hoàng Đế bình phục khá nhanh cơn thần kinh này vì lẽ vài ngày sau đó, ông vừa miệt mài đọc thánh kinh, vừa vẫn mơ màng đến cái đế chế với 83 triệu thần dân mà ông đã ngự trị. Một lần khác, ông tự nói là một mình chịu trách nhiệm về tất cả những thất bại và tố cáo sự điên rồ của mình là đã tiến quân đến Moscou để khuất phục chế độ Nga xa hoàng.


CHIẾC GAN CỦA HOÀNG ĐẾ.


Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của Hoàng Đế tiếp tục gây lo âu cho người thầy thuốc của mình. Vào ngày 17 tháng năm 1817, O’Meara ghi nhận là đã thấy Napoléon trong phòng tắm và kêu vang đau ở má phải, có lẽ gây nên bởi sâu răng, cũng như sưng nề ở các mắc cá và cẳng chân. Chẩn đoán đối với các dấu hiệu sưng tấy này : Napoléon phải luyện tập thể dục và tại sao lại phải cưỡi ngựa, thế mà lại quên rằng địa hình, nơi ông được phép di chuyển, là quá chật hẹp đến độ nó ngăn cản ngựa phi. “ Ông sẽ không còn thấy tôi nữa rất lâu, bác sĩ ạ ”, người dân của đảo Corse đã nói thêm vào như vậy. “ Người ta đã áp đặt cho tôi một cái chết còn khủng khiếp hơn nhiều so với cái chết của một người lính trên chiến trận.Tôi cảm thấy rằng cái bộ máy càng ngày càng suy sút đi.” 15 ngày sau, ngày 1 tháng mười năm 1817, Napoléon kêu đau ở lá lách và những cơn đau nhói ở vai, nhưng cũng một cảm giác khó chịu về phía gan. Người thầy thuốc kê toa cho ông các thuốc chống táo bón nhưng ông cũng e sợ chứng viêm gan sẽ buộc Hoàng Đế phải theo một chế độ kiêng khem nghiêm ngặt và phải từ bỏ rượu. Sau đó, chứng bệnh càng ngày càng xấu đi và Bonaparte không ngừng kêu van lá gan, có lẽ đang sưng lên một cách nguy hiểm. Các cơn đau ở các chi trở nên dữ dội hơn nhưng Hoàng Đế gần như luôn luôn từ chối dùng thuốc đã được kê đơn và khi O’Meara đột ngột bị ngừng chức, thì không có một thầy thuốc nào ở cạnh giường ông trong 1 tháng. Người thầy thuốc Ái Nhĩ Lan đã được mời trở lại nhưng sau đó bị triệu hồi vĩnh viễn. Hoảng đế rất sầu não về sự ra đi này : “ Tội ác được hoàn thành. Đã quá lâu rồi tôi vẫn còn sống.”. Và trước khi rút lui vĩnh viễn, O’Meara đệ trình cho Thống chế Bertarnd một báo cáo dài và chi tiết về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mình. Mặc dầu được săn sóc tận tình, căn bệnh vẫn tiếp tục tiến triển và khiến lo ngại một viêm gan cấp tính. Napoléon cũng đã béo phì quá mức, thân thể không chịu được những thời kỳ táo bón kéo dài, kế tiếp bởi các đợt ỉa chảy dữ dội. Sốt cao cũng như trái tim có nhịp đập quá mức. Ông được thầy thuốc kê toa thủy ngân (mercure), mà ông tỏ ra ghét cay ghét đắng. Ông không chịu được nữa calomel, và một chứng viêm phế quản ác hiểm, gây nên bởi tình trạng ẩm ướt của nơi chốn này, rất khó mà vượt qua được, cũng như sự khốn khổ tinh thần, sự nhàn rổi và nỗi cô đơn của chốn lưu đày.


O’Meara chẳng bao lâu được thay thế bởi BS John Stokoe. Ông này chỉ kịp xác định chẩn đoán của người tiền nhiệm rồi từ chức trước những thủ đoạn phá rối liên tục của chính quyền Anh. Phải rất nhiều phản kháng của Hoàng Đế, nằm liệt giường không được săn sóc, sau cùng mới đổ bộ cạnh giường ông một đội y tế mới, trong đó có BS Antommarchi, chỉ vừa tròn 30 tuổi và cho mãi đến khi ấy, đã trau giồi tài nghệ thầy thuốc ngoại khoa của mình ở Hospice Notre-Dame de Florence. Hai ngày sau, sau cùng, viên thầy thuốc mới có thể thính chẩn Hoàng Đế, và anh có thể nắm được ngay mức độ của căn bệnh : thính giác kém đi, da rất tái xanh, hách xì dữ dội xen lẫn với những cơn ho khan, các lỗ mũi bị nghẹt, mạch yếu nhưng đều, những cơn đau lưu động trong vùng thắt lưng, nôn mửa liên tiếp ... Nhưng không có gì là mới lắm trong chẩn đoán này...


Sự buồn chán, vẫn sự buồn chán trên cái núi đá, mà ở đó đã không bao giờ xảy ra điều gì cả, và đó là điều tệ hại nhất, bởi vì tình trạng sức khỏe không còn tiến triển bao nhiêu nữa trong hướng này hay hướng kia. “ Không có gì được ghi nhận ” (Rien à signaler), người thầy thuốc vẫn luôn luôn ghi vào trong báo cáo hàng ngày của mình như vậy. Nhưng sự đồng tình hợp ý nhau giữa hai người chỉ được một thời gian do tính chất càng ngày càng thất thường của Napoléon. Hoàng Đế trách người thầy thuốc của mình đã không túc trực 24 giờ trên 24. Thật ra, Antommarchi đã lợi dụng những lúc rảnh rổi hiếm hoi của mình để xuống trong thủ phủ của hòn đảo và trà dư tửu hậu ở đó với các đồng nghiệp rất hiếm hoi, điều này làm Hoàng Đế bất bình sâu nặng, đến độ Napoléon sau cùng hẳn đã đuổi viên thầy thuốc này nếu Bertarnd đã không thuyết phục ông điều ngược lại. Antommarchi có lẽ 10 năm nhỏ tuổi hơn, còn quá trẻ để có thể chống cự lại những cơn bực bội cáu gắt của người chiến thắng trận Austerlitz !


SỰ CÁO CHUNG CỦA VINH QUANG THẾ GIỚI.


Vào năm 1821 này, các lực lượng lần lượt giã từ Hoàng Đế và không thể nào lay chuyển được. Những cơn khó thở và những lần ói mửa gia tăng. Ngày 2 tháng 4, người ta kêu cứu một thầy thuốc người Anh, nhưng ông này đến chỉ để xác nhận một lâm chung mà người ta cảm thấy đã gần kề. Theo các gia nhân, chiều hôm đó một ngôi sao chổi đã đi xuyên qua bầu trời. Điềm xấu, Napoléon đã thốt lên như vậy, vì chính cũng bằng cách này mà cái chết gần kề của César đã được loan báo. Hai tuần lễ tiếp theo sau thật đặc biệt khổ nhọc. Hoàng Đế cáu kỉnh hơn bao giờ hết, trải qua suốt thời gian để soạn lại bảng di chúc. Ông đuổi cả vị thầy thuốc của mình ra khỏi phòng mặc dầu những nỗi thống khổ gần như không chịu đựng được. Ngày 18 tháng 4, Antommarchi nhận sự giúp đỡ của 2 thầy thuốc người Anh, nhưng chẳng còn làm gì được nữa. Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 năm 1821, Napoléon mê sảng hoàn toàn. Những người thân chỉ còn nghe 3 chữ được lặp đi lặp lại không ngừng : nước Pháp, quân đội, Joséphine. Vào 1 giờ, các đầu chi bắt đầu lạnh giá, các bờ môi siết lại, đôi mắt lờ đờ, bụng trướng ra nhiều lần, bị lay động bởi các tiếng sôi ruột, mạch yếu và không đều, từ 102 đến 122 đập mỗi phút. Và thứ thuốc duy nhất dành cho con người đang hấp hối này là các thuốc làm rộp da (vésicatoire) và hai thuốc dán chứa chất moutarde, được đặt lên lòng các bàn chân của Bonaparte.


Vào 6 giờ 1 phút ngày 5 tháng 5 năm 1821, Napoléon Bonaparte không còn nữa. “ Vinh quang của thế giới đã chết đi như vậy ”, Antommarchi đã ghi vào các cuốn sổ tay của mình như thế. Sau đó, người ta tiến hành rửa ráy người chết và rồi đặt lên trên một chiếc giường khác. Viên thầy thuốc lấy khuôn gương mặt của Napoléon, rồi bắt đầu giải phẫu tử thi trước sự hiện diện của 3 vị tướng người Pháp, các sĩ quan người Anh và tám vị thầy thuốc được yêu cầu tham dự vào cuộc mổ xác rùng rợn này. Antmmarchi ghi các kết luận : “ Giải phẫu tử thi đặc biệt phát hiện rằng gan bị một viêm nhiễm mãn tính và rằng các thành của dạ dày biến mất một phần, dưới một khối u ác tính.” Một thầy thuốc người Anh đã không hết ngạc nhiên về mức độ quan trọng của mỡ bao phủ tất cả các cơ quan của người chết, đồng thời chứng nhận rằng dạ dày bị một ung thư, nhất là trong vùng môn vị nhưng phủ nhận căn bệnh gan, mà từ lâu đã được mô tả bởi các đồng nghiệp, có lẽ do lệnh của thống đốc đảo. Như thế để lại một bí ẩn sau cùng quanh con người một thời đã cho mình là chủ nhân ông của thế giới, trước khi bỏ mình trên một hòn núi đá hẻo lánh xa xăm của Đại Tây Dương.


LE TOMBEAU DE NAPOLEON Ier


Ngày 5 tháng năm 1821, Napoléon chết ở Sainte-Hélène, nhưng chỉ nhiều năm sau người Pháp mới được người Anh cho phép mang Hoàng Đế về chôn trên đất Pháp. Louis-Philippe gởi con mình, Prince de Joinville, đến Saint-Hélène để tiến hành khai quật thi thể của Hoàng đế. Sự quay trở về nước Pháp này là cuộc hành trình vinh quang cuối cùng của con người, được người dân thương mến nhất, được binh lính tôn sùng nhất, và làm kẻ thù khiếp sợ nhất. Vào tháng 9 năm 1840, một chiếc tàu của Pháp mang thi hài của Napoléon đến cảng Havre, để rồi sau đó từ từ ngược dòng sông Seine lên đến tận Paris. Ngày 15 tháng 12, gần như toàn thành phố đều tham dự, dưới một trận bão tuyết, lễ đám tang của Hoàng Đế. Đoàn đưa tang diễn hành chậm rải dọc theo Les Grands Boulevards, đi qua dưới Arc de Triomphe, đi xuống Champs-Elysées để chấm dứt ở đây, dưới Dôme des Invalides, một cuộc lưu đày đa kéo dài quá lâu.


PONTS ET QUAIS DE PARIS


Posted Image


Vào lúc đêm xuống, lúc bạn đứng trên
Pont de La Concorde và khi bạn thấy một bên là toà nhà quốc hội (Assemblée nationale) sáng rực lên và phía bên kia là bóng dáng đồ sộ của Nhà Thờ Madeleine nổi rõ từ xa, lúc đó bạn mới hiểu vì sao Paris được mệnh danh là “ Thành phố ánh sáng ” (La Ville lumière). Và khi bạn đi dạo thơ thẩn dọc theo bờ sông vừa chiêm ngưỡng 36 chiếc cầu khác nhau của sông Seine, lúc đó bạn mới khám phá đến mức độ nào tất cả đều hội tụ về nơi chốn này : những cặp tình nhân với các chiếc xe hơi, nhưng cũng có cả lịch sử, chính trị và nghệ thuật. Sự huy hoàng và các truyền thống của thủ đô được phản ánh (theo đúng nghĩa đen của từ) trong sóng nước của sông Seine.

Posted Image


Posted Image


Posted Image


Ile de la Cité
được nối với thành phố bởi 8 chiếc cầu, còn Ile Saint Louis bởi 5 chiếc. Ở sau Nhà Thờ Notre Dame, có Pont Saint-Louis là một chiếc cầu nhỏ (passerelle) bắt qua sông cho phép đi từ Ile de la Cité qua Ile Saint Louis. Pont de Sully được xây dựng ở mũi đông của đảo Saint Louis. Sully là tên của vị công tước nổi tiếng, bộ trưởng và bạn của Henry IV. Ông đã quản lý với bàn tay bậc thầy nền tài chánh của vương quốc vào cuối thế kỷ XVI.

Posted Image


Posted Image


Posted Image


PONT NEUF : CẦU XƯA NHẤT VÀ CẦU MỚI NHẤT


Posted Image


Cầu Mới (Pont Neuf), công trình uy nghi bắt qua giữa các Quai des Grands Augustins và Quai de la Mégisserie, cắt đầu tây của Ile de la Cité.Với 12 nhịp cầu, Pont Neuf là một trong những cầu đẹp nhất của Paris.


Posted Image


Trái với điều mà tên cầu ám chỉ, đây cũng là cầu xưa nhất và là cầu đầu tiên hai bên có lề đường. Bức tượng cưỡi ngựa bằng đồng thau của vua Henri IV, bị phá hủy vào thời Cách mạng, đã được phục hồi năm 1818. Trở nên tâm điểm của thành phố, Pont Neuf từ lâu là một nơi đi dạo hợp thời trang. Năm 1985, nghệ sĩ người Mỹ đã “ bọc” cầu bằng nhiều km vải. Sau đó nhân một ngày lễ Nhạc, một nhà styliste người Nhật đã trang trí cầu với 100.000 đóa hoa.


Posted Image


Pont Charle-de-Gaulle, được khánh thành năm 1998, bắc xuyên qua sông Seine, giữa Pont d’Austerlitz và Pont de Bercy.


PASSERELLES ARTISTIQUES


Posted Image


100 m về phía tây Pont Neuf là
Pont des Arts. Đây là chiếc cầu nhỏ có sàn bằng gỗ, nằm trên trục của mái vòm mạ vàng của Institut de France. Các cặp tình nhân thường thích đến gặp nhau ở đây vào lúc chiều tà.

Posted Image


Passerelle de Solférino
, dài 106 m là kết quả của một dự án đầy tham vọng nhằm nối liền Viện bảo tàng Louvre với Viện bảo tàng Orsay qua Jardin des Tuileries và sông Seine.

PONT D’ ALEXANDRE III : CẦU ĐƯỢC CHỤP HÌNH NHIỀU NHẤT


Posted Image


Pont Alexandre III là chiếc cầu được biết đến nhiều nhất và được du khách chụp hình nhiều nhất trong số các chiếc cầu của Paris. Nga Hoàng Alexandre III, cha của
Nicolas II , vị hoàng đề cuối cùng của nước Nga, đã đặt viên đã đầu tiên năm 1886. Các kỹ sư của nhà vua đã hoàn thành chiếc cầu này đúng lúc cho HỘI CHỢ TRIỂN LÃM HOÀN VŨ năm 1900 và dành cho tình hữu nghị lâu đời Pháp Nga.

Posted Image


Đây là chiếc cầu lộng lẫy nhất, cấu trúc kim loại và được trang trí bởi các hình điêu khắc mạ vàng như các chérubin (thiên thần), candélabre (đèn nến nhiều ngọn), chevaux ailés (ngựa có cánh), nymphe (nữ thần sông núi). Cầu đối diện với Hôtel des Invalides và đứng trên cầu du khách sẽ chiêm ngưỡng cảnh sắc ngoạn mục trên Esplanade des Invalides cũng như về phía Champs-Elysée.


Posted Image
.

CẦU ANGLO-SAXON NHẤT


Ngày nay vùng phụ cận Pont de l’Alma và chiếc hầm đi xuyên qua đó thu hút nhiều khách du lịch muốn đến xem nơi Diana, công chúa xứ Galle đã tử nạn xe hơi năm 1997.


Pont de l’Alma được trang trí bởi một bức tượng zouave (lính bộ binh Algérie). Bức tượng này được làm mốc để đo mức nước của sông Seine. Ở chân cầu trên hữu ngạn sông Seine có bức tượng của Thần Tự Do, được đúc theo nguyên bản ở Nữu Ước.


Ở phía tây có Pont de Bir-Hakeim mà phim Le dernier Tango à Paris với Marlo Brando đã làm trở thành huyền thoại từ những năm 1970.


ĐẠI LINH (17/5/2007)

Love is nature's way of giving, a reason to be living !!!
0

#6 User is offline   lynn_ly 

  • Advanced Member
  • PipPipPipPipPipPip
  • Group: Tổng quản
  • Posts: 3,363
  • Joined: 20-June 07
  • Gender:Not Telling
Posted 05 May 2010 - 03:31 AM
PARIS (VI)

Ðại Linh


ILE DE LA CITE


Posted Image


Ngày xưa lòng sông Seine rộng hầu như gấp đôi bây giờ. Khi đó trên sông Seine có nhiều hòn đảo nhỏ, đôi khi chỉ là những bãi cát không đi qua được. Sự điều hoà lưu lượng nước sau đó đã làm ngập chìm nhiều hòn đảo, còn những hòn đảo khác thì được nối liền vào bờ, vì vậy ngày này chỉ còn hai đảo :
Ile de La Cité Ile Saint Louis.

PARIS ra đời ở Ile de la Cité. Những cư dân đầu tiên sinh sống ở đây từ thế kỷ thứ ba trước thiên chúa giáng sinh. Qua nhiều thế kỷ hòn đảo này là trụ sở của giáo hội và nhà nước, mà đại diện là Notre-Dame và Palais de la Justice. Hòn đảo bé nhỏ trên sông Seine này còn là biểu tượng của trung tâm địa lý của cả nước bởi vì tất cả các đường quốc lộ của Pháp đều được đo lường từ một điểm trên sân nhà thờ Notre-Dame. Victor Hugo đã viết trong Notre-Dame de Paris rằng Ile de La Cité là đầu não, trái tim và bản chất của Paris.Thật vậy, Ile de La Cité là nơi sinh của thành phố và có thể xem như là trung tâm địa lý của Paris, còn Paris là trung tâm văn hóa của Pháp, nếu không muốn nói là của toàn thế giới.


Chính vị thế chiến lược này đã xác đình sự phồn vinh của Ile de la Cité. Những người La mã, những người franc rồi các vua capétien, mỗi thời đã mở rộng vị trí địa hình nguyên thủy. Ngay từ thời đại đồ đồng, đảo đã tạo nên một nơi lội qua sông (un gué) trên con đường thương mãi rất quan trọng, qua đó thiếc được vận tải từ Anh theo hướng Trung Âu và Địa Trung Hải. Đảo còn là nơi trú ẩn trong thời kỳ chiến tranh.


Trong thời kỳ pax romana, Lutèce (Paris) được mở rộng ra trên tả ngạn sông Seine. Thời kỳ vàng son này kéo dài 300 năm cho đến khi bị xâm nhập bởi đội quân germanique. Khi đó Lutèce rút về núp mình ở Ile de La Cité, vẫn luôn luôn là một trung tâm hành chánh và tôn giáo có trọng lượng.Trụ sở nguyên thủy của thống đốc La Mã chính là Palais de Justice ngày nay, nơi mà 2000 năm sau các quan toà vẫn còn hoạt động. La Conciergerie (nhà tù cách mạng) và Nhà Thờ Sainte-Chapelle nổi tiềng nằm ngay trên hòn đảo này.


Mặc dù du khách kéo đến đông đảo, nhất là trên sân
Nhà Thờ Đức Bà, Ile de La Cité vẫn còn giữ được vài thắng cảnh lôi cuốn. Đó là chợ hoa (marché aux Fleurs) ở quảng trường Louis-Lépine, công viên nhỏ Vert-Galant ở mũi tây của đảo và những con đường nhỏ hẹp mở ra ở Quai aux Fleurs.

Những thắng cảnh cần tham quan ở Ile de La Cité :

  • PONT NEUF : là cầu cổ nhất của Paris, được xây dựng vào năm 1607.
  • SAINTE- CHAPELLE : là một hòn ngọc nằm giữa Paris, là một kiệt tác về kiến trúc và kính ghép màu (vitraux).
  • CONCIERGERIE : Dinh thự đồ sộ kiểu kiến trúc gothique này được xây dựng bởi Philippe Le Bel vào năm 1301-1315 và có một lịch sử rất phong phú. Một phần của dinh thự đã được biến đổi thành nhà tù và được canh giữa bởi người gác cổng (le concierge). Vì vậy mới có tên là Conciergerie. Ravaillac, kẻ ám sát vua Henri IV đã bị tra tấn ở đây.Trong thời kỳ Cách Mạng, Conciergerie trở thành đồng nghĩa với khủng bố (terreur) : hàng ngàn công dân đã bị giam cầm ở đây trước khi bị đưa lên máy chém. Ngày nay vẫn còn phòng giam của Marie-Antoinette. Một phòng triển lãm vạch lại lịch sử của những người tù nổi tiếng của Cách Mạng.Từ bến sông Seine có thể nhìn thấy tháp Đồng Hồ được xây dựng năm 1370. Trong tháp là chiếc đồng hồ công cộng đầu tiên của thành phố vẫn còn luôn luôn vận hành cho đến ngày nay.
  • NOTRE-DAME : nằm trong Ile de la Cité
  • PALAIS DE JUSTICE
  • MARCHE AUX FLEURS : ở Place Louis-Lépine


Posted Image


Posted Image


ILE SAINT-LOUIS


Posted Image


Hai hòn đảo Ile de la Cité và Ile de Saint Louis không cùng chung một lịch sử giải thích tính chất khác nhau của chúng. Đảo Saint-Louis đã không hiện hữu cho đến mãi tận thế kỷ XVII. Thay vào đó có hai hòn đảo nhỏ không có người ở là Ile aux Vaches và Ile Notre Dame. Năm 1614, vua Louis XIII giao phó Christophe Marie kết hợp hai đảo nhỏ này lại bằng cách nối các bờ lại với nhau. Đó là một trong những dự án phát triển đầu tiên có hoạch định, thiết đặt một tổng thể kiến trúc liên kết nhau vẫn còn tồn tại nguyên vẹn cho đến ngày nay.


Thật là thú vị đi dạo trên những con đường, trên các quai để chiêm ngưỡng các kho tàng quý giá. Ở đây xe cộ lưu thông không phải dễ dàng và không có một trạm métro, một cửa hàng bách hóa hoặc một rạp chớp bóng nào cả.


NOTRE DAME DE PARIS


Posted Image


Notre Dame de Paris là trung tâm và là một trong những biểu tượng trọng yếu của Paris. Nhà thờ vươn lên dọc bờ sông Seine và mặt tiền tráng lệ phía đông dựng lên đối diện với sân nhà thờ rộng lớn như một “ khúc giao hưởng đá” (symphonie de pierre). Victor Hugo đã nói rất đúng như vậy.


Không có dinh thự nào mà lại liên kết mật thiết với lịch sử thành phố Paris như Nhà Thờ Đức Bà, sừng sững uy nghi trên Ile de la Cité, cái nôi của thành phố. Phải cần đến gần 2 thế kỷ để xây dựng công trình nghệ thuật này. Chính ở nơi mà ngày nay tọa vị Nhà Thờ Đức Bà thì trước đây là một điện thờ La Mã thờ thần Jupiter vào thế kỷ I, rồi sau đó là một nhà thờ vào thế kỷ IV và sau cùng là basilique đầu tiên vào thế kỷ VI.


Vào thế kỷ XII, nhà thờ basilique đổ nát và giám mục Paris là Maurice de Sully quyết định thay thế bằng một giáo đường tuyệt đẹp, có khả năng cạnh tranh với Basilique Saint-Denis. Năm 1163, giáo hoàng Alexandre III đã đặt viên đá đầu tiên cho kiệt tác kiến trúc gothique này. Công trình được tiến hành nhanh chóng nhờ tiền quyên góp được nơi nhà vua, các tăng lữ, giới quý tộc và ngay cả nơi các người nghèo khổ. Nhưng phải cần đến gần 2 thế kỷ với nhiều thế hệ kiến trúc sư và nghệ nhân đẽo đá nối tiếp nhau mới hoàn tất việc xây dựng Nhà Thờ Đức Bà Paris. Nhà thờ đã chứng kiến ba đời vua kế tiếp nhau (Louis VII, Philippe Auguste và Saint-Louis) và chỉ được hoàn thành vào khoảng năm 1330.


Jeanne d’Arc (1412-1431), nữ thánh đã giải phóng đất nước khỏi quân xâm lược Anh, đã bị xử ở đây năm 1456 sau khi bà đã mất (24 năm trước đó bà đã bị đưa lên giàn hoả thiêu).Trong phiên toà này, Jeanne d’Arc được tuyên bố là không phạm tội dị giáo.


Khi được tấn phong Hoàng đế năm 1804 ở Notre-Dame, Napoléon (1769-1821) đã giành lấy vương miện từ tay Giáo hoàng Pie VII và đặt trên đầu Joséphine, rồi sau đó tự đặt trên đầu mình. Joséphine chỉ làm hoàng hậu trong 5 năm bởi vì Napoléon đòi ly dị năm1809. Giáo hoàng Pie VII, người đã tôn phong Napoléon ở Notre-Dame, sau đó bị bắt giam năm 1809, lúc Hoàng Đế tuyên bố sát nhập các quốc gia giáo hoàng.


Ngày 26 tháng 8 năm 1944, sau khi đi diễn hành trên Đại Lộ Champs-Elysées ăn mừng chiến thắng Paris được giải phóng, tướng De Gaulle đã đến Nhà Thờ Đức Bà để dự một buổi lễ long trọng được tổ chức trong khi các tiếng súng nổ vẫn còn vang vọng đó đây.


Posted Image


VICTOR HUGO, NGƯỜI ĐÃ CỨU NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS


Khi Victor Hugo xuất bản cuốn tiểu thuyết Nhà Thờ Đức Bà Paris năm 1831, nhà thờ lúc đó đã ở trong tình trạng đổ nát gần như hoàn toàn. Vào những buổi lễ chính thức, như lễ đăng quang vua Napoléon, người ta phải che dấu những chỗ hư hỏng bằng những giấy phủ tường. Trong thời kỳ Cách Mạng, toà nhà được bán đấu giá cho một người bán sắt vụn nhưng may thay sau đó nhà thờ đã thoát khỏi sự hủy hoại.


Nhà văn Victor Hugo, với quyết tâm muốn cứu lấy cái trung tâm tinh thần của đất nước này, nên đã phát động một chiến dịch kêu gọi ủng hộ việc trùng tu Nhà Thờ Đức Bà trước khi quá muộn.


Emmanuel Viollet-le-Duc (1814-1879) được giao phó nhiệm vụ dự kiến và giám sát việc trùng tu. Là kiến trúc sư sinh ở Paris, ông đã được biết đến như là nhà trùng tu có tài năng, và ông đã đặc biệt chứng tỏ điều đó qua các tác phẩm như Basilique de Vézelay và Sainte-Chapelle. Sainte-Chapelle là một hòn ngọc kiến trúc được xây dựng năm 1248 bởi Louis IX (1214-1270) để làm nơi gìn giữ các di vật. Sainte-Chapelle được xem là nhà thờ đẹp nhất của thủ đô, đặc biệt với các khung kính ghép màu (vitraux), cao 15m, như chống đỡ mái vòm hình sao của nhà thờ. Bị hư hại trong thời kỳ Cách Mạng, nhà thờ sau đó được trùng tu bởi Viollet-le-Duc từ năm 1840.


Khởi công năm 1841, công việc tu sữa Nhà Thờ Đức Bà kéo dài 25 năm. Kết quả trùng tu có được gần giống với kết quả mà ta thấy ngày hôm nay. Sau đó Viollet-le-Duc cũng đã trùng tu Cathédrale d’Amiens và các thành lũy của Cité de Carcassonne.


LA CONCIERGERIE


Posted Image


Cái tòa nhà khô khan và hùng mạnh này trên bờ sông Seine có từ thời của Philippe le Bel, nghĩa là giữa cuối thế kỷ XIII và đầu thế kỷ XIV. Tên toà nhà phát xuất từ chữ “ concierge ”, tên chỉ thái sư của nhà vua (gouverneur royal) người lãnh đạo dinh thự này.


Từ thế kỷ XVI, Conciergerie là một nhà tù quốc gia (prison d’etat) ; sau đó, trong thời Cách mạng, toà nhà chứa trong các ngục tối hàng ngàn công dân, sống ở đó những giây phút cuối cùng trước khi bước lên máy chém. Ở tầng trệt có Salle des Gardes, với những chiếc cột to lớn nặng đỡ các vòm gothique, và Salle des Gens d’armes mênh mông. Phòng sau cung này, với 4 gian giữa (nef) và đo được ít nhat 68 m chiều dài, 27 m chiều rộng và 8 m chiều cao, là phòng ăn trước đây của nhà vua.


Tuy nhiên, nói đến Conciergerie, theo ký ức có nghĩa là trở lại thời kỳ Cách mạng. Trong gian phòng to lớn ở trần trệt, vói vòm hình cung, các tù nhân phải trả tiền để được nhận lấy một tấm nệm rơm mà trên đó họ có thể ngủ ; trong một nơi khác với cái tên bi thảm mỉa mai (La Rue de Paris), là nơi tụ tập những người bị kết tội nghèo khổ. Được biến đổi thành chapelle vào năm 1816 bởi người con gái duy nhất còn sống sót của vua Louis XVI, duchesse d’Angoulême, xà lim của Marie-Antoinette có lẽ là gợi lại nhất tất cả : ở đây, người đàn bà mà người ta gọi một cách khinh bỉ “ Con mụ người Áo ” (l’Autricienne), vào ngày 2 tháng 8 năm 1793 và sống ở đó cho đến ngày 16 tháng 10, vào khi 7 giờ sáng của cái ngày thứ tư đó, sau khi đã tự mình cắt tóc lấy, đã bước lên chiếc xe bò để đến lượt đến cái nơi (Place de la Concorde) mà ở đó 9 tháng trước chồng bà đã bị hành quyết.


Đại Linh

Love is nature's way of giving, a reason to be living !!!
0

#7 User is offline   lynn_ly 

  • Advanced Member
  • PipPipPipPipPipPip
  • Group: Tổng quản
  • Posts: 3,363
  • Joined: 20-June 07
  • Gender:Not Telling
Posted 16 May 2010 - 09:15 AM
PARIS (VII)

Ðại Linh


TOUR D’ EIFFEL


Posted Image


Được xây dựng từ năm 1887 đến năm 1889 bởi Gustave Eiffel, nhân Triển Lãm Toàn Cầu năm 1889 để đánh dấu 100 năm cuộc Cách Mạng Pháp. Việc thực hiện Tháp sắt cao vút này có vẻ táo bạo vào thời đó. 15000 bộ phận bằng kim loại được tiền chế và đánh số để chuẩn bị lắp ghép và gần như toàn bộ 2,5 triệu đinh ốc đã được thiết đặt trước khi tháp được dựng lên. Nhờ sự chính xác này và nhờ sự làm việc cật lực của 300 thợ kim khí mà sau 26 tháng công trình ngọn tháp cao nhất thế giới này đã được hoàn thành 7 ngày trước khi khánh thành triển lãm. Trọng lượng : 10.000 tấn. Chiều cao : 324m. Với 324 m chiều cao, tháp là công trình cao nhất thế giới cho đến khi Empire State Building được dựng lên ở Nữu Ước vào năm 1931. Mặc dầu bề ngoài có vẻ mảnh khảnh, tháp nặng 10.000 tấn và cấu trúc của nó rắn chắc đến độ vào lúc gió mạnh, đỉnh của tháp không bị xê dịch hơn 7 cm khỏi vị trí ban đầu của nó. Ngày nay là biểu tượng của Paris nhưng vào thời đó Tháp Eiffel rất bị chỉ trích và chê bai kịch liệt lúc được xây dựng vào năm 1889, nhân Triển Lãm Hoàn Vũ. Vào thời đó, các nghệ nhân và văn nhân đã viết một bảng kháng nghị chung, được gọi là “300 ” (để đáp lại chiều cao của tháp). Trong số những người ký tên có những đại danh nhân của giới trí thức của thời kỳ đó : Guy de Maupassant, Gounod, Charles Garnier, François Coppée, Leconte de Lislse... Chính Guy de Maupassant cũng không chịu nổi khi phải nhìn Ngôi Tháp bằng đinh ốc và thép xấu xí này. Để tỏ thái độ chống đối ông dùng bữa ăn ở Restaurant Jules Verne ở tầng hai của Tháp và tuyên bố rằng chính đây là nơi duy nhất trong thành phố mà ông khỏi phải nhìn thấy cái Tháp đáng ghét này. Nhà thơ Paul Verlaine thích đi vòng để khỏi phải nhìn thấy tháp. Tuy nhiên, hình dáng yêu kiều của nó khiến Tháp nhanh chóng trở nên rất nổi tiếng. Đúng ra là sau Triển Lãm thì Tháp sẽ phải được tháo gỡ nhưng may thay vào lúc đó Điện Báo Vô Tuyến (Télégraphie sans fil) lại vừa mới được phát minh và chiều cao của tháp sẽ được sử dụng trong vai trò antenne, nên vì vậy Tháp Eiffel đã còn tồn tại cho đến ngày nay. Từ Tháp cao, du khách sẽ có một cái nhìn ngoạn mục xa đến 70 km quanh Paris vào những ngày thời tiết quang đãng.


Posted Image


DENTELLE METALLIQUE


Posted Image


Cấu trúc phức hợp của các rầm kèo (poutrelles) đảm bảo sự vững vàng của tháp khi gặp gió lớn. Vào thời tiết nóng, 18.000 miếng kim loại (pièces métalliques) có thể giãn nở 15 cm.


THÁP EIFFEL NHÌN TỪ TROCADERO


Posted Image


Esplanade du Trocadéro, điểm nhìn thoáng nhất của Paris, về phía bên kia sông Seine, là nơi lý tưởng để khám phá Tháp Eiffel, ngày cũng như đêm


TƯỢNG BÁN THÂN CỦA GUSTAVE EIFFEL


Posted Image


Bức tượng bán thân của nhà sáng tạo Tháp Eiffel, được điều khác bởi Antoine Bourdelle, được đặt vào năm 1930, gần pilier nord.


CUỘC ĐỜI CỦA GUSTAVE EIFFEL


Kỹ sư GustaveEiffel (1832-1923) nổi danh lúc xây các cầu (pont Maria-Pia ở Puerto Rico, 1876) và viaduc (viaduc de Garabit sur la Truyère, 1882) bằng thép. Ông nổi tiếng về sự tinh vi của dessein và tài khéo léo bậc thầy của công trình xây dựng bằng kim loại. Một hôm nào đó, ông cho rằng cái tháp nổi tiếng, có thể nói, đã được đổ khuôn bởi chính làn gió ”. Khi tháp được dựng lên vào năm 1889, nhà phát minh được thưởng Bắc Đẩu Bội Tinh. Bắt đầu từ năm 1890, ông dành thời giờ để nghiên cứu aérodynamique. Cho đến khi mất, Eiffel vẫn giữ một văn phòng trên cao của tháp để tiến hành những thí nghiệm


Tên Gustave Eiffel gợi ngay tên của một “ nhà quỷ thuật của sắt ” (magicien du fer). Đó là một con người, mà trong cả một nửa của hậu bán thế kỷ XIX, đã xây dựng nhiều công trình táo bạo bằng kim loại : các cầu và viaduc (cầu cạn) đồ sộ hay có kích thước thu nhỏ, các sườn nhà của các công thự như của magasin Le Bon Marché hay của Crédit Lyonnais, các nhà thờ và các ngôi nhà.


Sự nghiệp của anh kỹ sư trẻ tuổi Eiffel được khởi phát vào năm 1858, khi công ty Vật liệu đường sắt Bỉ giao cho anh thực hiện Pont de Bordeaux. Dài 500 m, công trình này lúc đó là một trong những công trình quan trọng nhất ở Pháp.


Sự nổi tiếng nhờ công trường này cho phép Eiffel nhận được những đơn đặt hàng khác và tạo lập xí nghiệp của mình, được thành lập từ năm 1866 ở Levallois-Perret.


Vào năm 1875, ông thắng cuộc thi tuyển quốc tế để xây dựng một viaduc quan trọng dùng cho đường xe hỏa trên Douro (Porto, Portugal). Eiffel tưởng tượng một vòng cung mở 160 m, dựa trực tiếp lên các bờ sông, và được dựng lên mà không có một giàn giáo (échafaudage) nào ! Giải pháp kỹ thuật được đề nghị có tính chất đổi mới đến độ xí nghiệp từ đó nhận nhiều đơn đặt hàng trong bán đảo Iberia. Eiffel cũng đã thực hiện Viaduc de Garabit, cầu đường sắt đạt đỉnh cao nhất đến 122 m trên thung lũng của la Truyère.


Năm 1879, nhà điêu khắc Frédéric-Auguste Bartholdi khẩn thiết yêu cầu Eiffel dự kiến cấu trúc bên trong của bức tượng hoành tráng Nữ thần Tự Do (Statue de la Liberté). Vào năm 1885, ông cũng thiết kế mái vòm kim loại (coupole métallique) của Observatoire de Nice.


Vào năm 1887, trong khi các công trình của Tháp Eiffel đã được tiến hành tốt, Eiffel ký một hợp đồng quan trọng nhất và mang nhiều nguy cơ nhất đối với sự nghiệp nhà thầu của ông : hợp đồng các cống (écluses) của kênh đào Panama. “ Vụ tai tiếng Panama ” bùng nổ. Eiffel bị kết án rồi được phục hồi danh dự sau đó.


Eiffel mất ngày 27 tháng 12 năm 1923, hưởng thọ 91 tuổi.


PALAIS DE CHAILLOT


Posted Image


Cùng với les Jardins du Trocadéro, Đại Lộ Champs-Elysées và Tháp Eiffel, Palais du Chaillot là một thí dụ đẹp của kiến trúc của đầu thế kỷ XX. Palais được xây dựng nhân Triển Lãm Hoàn Vũ được tổ chức ở Paris vào năm 1937. Các kiến trúc sư là Boileau, Azéma và Carlu, đã thực hiện dự án của dinh thự hiện nay trên vị trí của dinh thự trước đó, Trocadéro.


Posted Image


Palais gồm có 2 tòa nhà (pavillon) đồ sộ, được kéo dài bởi hai cánh (ailes) và được nối bởi một parvis central có các tượng bằng đồng thau mạ vàng trang trí. Từ đó là một tổng thể các bồn đất (terrasse), các cầu thang, các công viên được tô điểm bởi các vòi nước (jet d’eau) và các đài nước (fontaine), đi xuống từng bậc cho đến tận sông Seine. Hai tòa nhà (pavillon), mà trên fronton được khắc bởi các câu thơ của thi sĩ Valéry, ngày nay là trụ sở của Musée national de la Marine, Musée de l’homme và Musée des monuments français.


LES JARDINS DU TROCADERO


Posted Image


Một điểm gặp gỡ và đi dạo đối với tất cả các du khách, trải dài trên 93. 000 mét vuông trên ngọn đồi Chaillot và từ esplanade du Trocadero du khách có một điểm nhìn đẹp nhất lên tháp Eiffel, đứng ngay trước mặt. Phần trung tâm của Jardins du Trocadero được chiếm bởi một bể nước lớn hình chủ nhật (grand bassin) (la fontaine de Varsovie, được xây năm 1937) đi xuống dốc thoi thỏi từ Palais de Chaillot về phía cầu Iéna bằng một chuỗi các thác nước (cascades) và các vòi nước (jets d’eau), từ đấy cứ mỗi giờ phun lên 8. 000 mét khối nước. Vào ban đêm, các vòi nước được thắp sáng rất là ngoạn mục.


CHAMP-DE-MARS


Posted Image


Champ-de-Mars là những công viên lớn trải dài từ chân của Tháp Eiffel cho đến tận Ecole militaire.


Tấm thảm xanh này, trải dài dưới tháp Eiffel, khởi thủy là một bãi thao diễn (champ de manœuvre) (1765-1767) cho các học sinh của Ecole militaire, sau đó được biến thành công viên. Công viên được mở cho công chúng vào năm 1780. Dưới Chế Độ Cũ và Cách Mạng, nhiều lễ hội diễn ra ở đó : Ngày 14 tháng 7 năm 1790, người ta cử hành tại đây lễ kỷ niệm lần thứ nhất ngày chiếm ngục Bastille, hôm đó vua Louis XVI tuyên thệ Hiến Pháp. Fête de L’Etre suprême, nổi tiếng, được tổ chức bởi Robespierre, đã diễn ra ở đó 8/6/1794. Vào thời kỳ hiện đại, khu vực này là nơi của nhiều Triển Lãm Hoàn Vũ, được tổ chức từ năm 1867 đến 1937. Chính Triển Lãm Hoàn Vũ năm 1889 đã mang lại cho Paris Tháp Eiffel. Ngày nay, công viên được cách quảng bởi những lối đi lớn và được trang trí bởi nhưng hồ nhỏ, các con suối và những bồn hoa.


ECOLE MILITAIRE


Posted Image


Tòa nhà này đóng lại về phía nam viễn cảnh của Champ-de-Mars, được xây dựng theo sáng kiến của nhà tài chánh Paris-Duvernay và của Madame de Pompadour, mong muốn rằng ngay cả những thanh niên nghèo khó nhất vẫn có thể thực hiện nghiệp nhà binh. Vào năm 1751, chính theo lời yêu cầu của Mme de Pompadour, nhân tình của vua Louis XV, mà nhà vua đã chấp thuận cho xây dựng trường quân sự này, nhằm đào tạo 500 nhà quý tộc nghèo để phục vụ nhà vua. Jacques-Ange Gabriel (kiến trúc sư của Place de la Concorde) là kiến trúc sư của tòa nhà này, được xây dựng từ năm 1751 đến 1773 theo một style thanh đạm và với những đường nét hài hoà. Mặt tiền có hai dãy cửa sổ chồng lên nhau : ở trung tâm tòa nhà bị cắt đứt bởi một pavillon với các cột trụ đỡ một fronton được trang trí bởi các bức tượng và phía trên là một mái vòm (coupole). Trong dinh thự này, ngày nay luôn luôn dành cho vai trò Ecole militaire, vào năm 1784, Napoléon Bonaparte đã từng là học sinh trong ngôi nhà này, ông ra trường một năm sau với cấp bậc trung úy pháo binh.

Love is nature's way of giving, a reason to be living !!!
0

#8 User is offline   lynn_ly 

  • Advanced Member
  • PipPipPipPipPipPip
  • Group: Tổng quản
  • Posts: 3,363
  • Joined: 20-June 07
  • Gender:Not Telling
Posted 26 May 2010 - 10:23 AM
PARIS VIII

ĐẠI LINH


MUSEE D’ORSAY.


Posted Image


Cái viện bảo tàng mà báo chí đã xác định “ viện bảo tàng đẹp nhất của châu Âu ” nằm ở tả ngạn sông Seine. Vào năm 1898, Công ty đường sắt Paris-Orléans giao cho kiến trúc sư Victor Laloux xây dựng nhà gare d’Orsay. Các công trình được thực hiện nhanh chóng và chỉ kéo dài chưa được 2 năm, và nhà gare mới đã sẵn sàng đúng lúc cho Triển Lãm Hoàn Vũ năm 1900. Laloux đã thiết kế một gian giữa (nef central) to lớn 135 m trên 40 (lớn hơn nef central của Nhà Thờ Đức Bà), với một cấu trúc kim loại nặng hơn tháp Eiffel. Ở bên trong, nhà gare có 16 quai, các restaurant và một khách sạn thanh lịch 400 phòng. Bị bỏ rơi vào năm 1939, gare d’Orsay bắt đầu một thời kỳ suy thoái dài, nguy cơ bị phá hủy. Vào năm 1973, tổng thống Pompidou tuyên bố gare d’Orsay là công trình kỹ niệm quốc gia và muốn rằng viện bảo tàng mà Paris còn thiếu được tạo dựng ở đó : một viện bảo tàng có thể tiếp nhận một nửa thế kỷ nghệ thuật từ đệ nhị Đế Chế cho đến thời kỳ đầu của chủ nghĩa lập thể (cubisme). Một đường gạch nối lý tưởng và hoàn hảo giữa điện Louvre, đền nghệ thuật cổ điển, và Trung tâm Pompidou, trung điểm của nghệ thuật hiện đại. Chính trên khoảng 45.000 mét vuông mà hiện nay được trưng bày ở đây hơn 4000 tác phẩm bao gồm hội họa, điêu khắc, các hình vẽ và đồ đạc.


Ở tầng trệt là hội họa, điêu khắc và các nghệ thuật trang trí từ năm 1850 đến 1870, với các tác phẩm của Jean-Auguste Ingres (la Source), Delacroix (Chasse aux lions), Edouard Manet (Olympia, Le Déjeuner sur l’herbe), Puvis de Chavannes (Le Recueillement, L’Histoire, La Vigilance) và Gustave Moreau (Jason et Médée) ; ở tầng trên được trưng bày các nghệ nhân theo chủ nghĩa ấn tượng (impressionnistes) : Claude Monet (Femmes dans un jardin, La Cathédrale de Rouen, la Gare Saint-Lazarre), Auguste Renoir (Bal au Moulin de la Galette, la Balançoire), Pissaro, Edgard Degas (La Famille Bellelli), Manet và hội họa sau chủ nghĩa ấn tượng với những kiệt tác của Seurat, Signac, Henri de Toulouse-Lautrec (la Toilette, La Clownesse Cha-U-Kao), Paul Gauguin (Arearea ; Femmes de Tahiti, La Belle Angèle), Vincent van Gogh (Portrait du docteur Paul Gachet, Eglise d’Anvers, Autoportrait, La Chambre de Van Gogh ; ở tầng giữa được trưng bày nghệ thuật từ năm 1870 đến 1914 : nghệ thuật chính thức của Đệ Tam Cộng Hòa, chủ nghĩa tượng trưng (symbolisme), hội họa kinh viện và những nghệ thuật trang trí của Art nouveau với Guimard, Gallé và trường phái Nancy.


Không thể bỏ qua :

  • La Porte de l’enfer : tác phẩm điêu khắc của Rodin.
  • Le déjeuner sur l’herbe : tranh vẽ bởi Eduard Manet (1832-1883).
  • Bal au Moulin de la Galette : một kiệt tác của hội họa theo chủ nghĩa ấn tượng, do Auguste Renoir (1841-1919) vẽ.
  • La Belle Angèle : bức họa của Paul Gauguin (1848-1903).


Posted Image


MUSEE RODIN


Auguste Rodin đã sống và làm việc từ năm 1908 đến khi mất năm 1917 trong khung cảnh thanh lịch của Hôtel Biron, từ đó là nơi tọa vị của viện bảo tàng mang tên ông (Musée Rodin).


Lối vào ở số 77 Rue de Varenne. Viện bảo tàng nằm trong Hôtel Biron, một dính thự được xây dựng năm 1728-1731 bởi Gabriel và Aubert, thuộc dưới quyền của thống chế Biron. Vào năm 1904 dinh thự được đặt dưới quyền sử dụng của Rodin, vào lúc mất đã tặng những tác phẩm của mình cho Nhà nước. Viện bảo tàng là một bằng chứng tuyệt vời về sự nghiệp của nhà điêu khắc vĩ đại này. Khoảng 500 tác phẩm điêu khắc bằng đồng thau hay cẩm thạch trắng được tập hợp ở đó.


Trong số nhiều kiệt tác được trưng bày có Les Bourgeois de Calais, Le Penseur và la Porte de l’enfer nằm ở sân danh dự và la Main de Dieu, Saint Jean-Baptiste và Baiser trong phòng lớn ở tầng trệt.


Nếu trời đẹp, hãy lợi dụng để tham quan các ngôi vườn của viện bảo tàng này, cách Hôtel des Invalides vài bước. Vừa nhởn nhơ dưới bóng cây, trong số các cây hồng, bạn sẽ chiêm ngưỡng vài trong số những tác phẩm điêu khắc của Auguste Rodin (1840-1917) : Le Penseur, Les Bourgeois de Calais… Hãy viếng thăm sau đó nội thất của Hôtel Biron, ngôi nhà tráng lệ của thế kỷ XVIII, là nơi Robin đã sống và làm việc 9 tháng cuối đời mình. Một bộ sưu tập hoàn chỉnh vạch lại toàn bộ sự nghiệp của ông.


TÌNH TUYỆT VỌNG
AUGUSTE RODIN và CAMILLE CLAUDEL

CAMILLE CLAUDEL


Rodin nói về Camille Claudel như sau : " Tôi đã chỉ cho nàng phải kiếm vàng ở đâu, nhưng vàng mà nàng đă kiếm chính là trong nàng đó ". Năm 1883, Rodin đón nhận Camille Claudel vào trong xưởng điêu khắc của mình với tư cách là học trọ̣̀. Sau đó ông nhanh chóng biến nàng thành người mẫu điêu khắc rồi thành nhân tình của ông. Đặc biệt ông đă biểu hiện nàng qua các tác phẩm điêu khắc như Le Baiser (Cái Hôn), La Porte de L'Enfer (Cánh Cửa Địa Ngục) và Fugit Amor.


Camille Claudel sinh ngày 8 tháng 12 năm 1864 ở Aisne và mất ngày 19 tháng 10 năm 1943 ở Vaucluse. Nàng là nữ nghệ nhân điêu khắc người Pháp và là chị của Paul Claudel, thi sĩ, nhà soạn kịch và nhà ngoại giao.


Say mê ngành điêu khắc ngay từ thuở ấu thơ ở Champagne, Camille lên Paris năm 1883 t́ìm thầy để hoàn thiện ngành nghệ thuật của ḿình. Trước hết nàng theo học với Alfred Boucher, rồi sau đó với Auguste Rodin. Nàng trở nên một trong những người cộng tác và cũng là người mẫu của Rodin. Nàng là nguồn cảm hứng của Rodin qua các tác phẩm như là Danaide, Fugit Amor..


Camille và Rodin chẳng bao lâu sau đó đã trải qua một cuộc t́ình tha thiết nhưng đầy giông tố. Người ta nói rằng hai người có với nhau 2 con nhưng Rodin đã từ chối không công nhận tư cách làm cha của mình.


Mối tì́nh giữa Rodin và Camille Claudel chấm dứt năm 1898 khi rõ ràng rằng Rodin sẽ không bao giờ chấm dứt được mối tình của ông đối với Rose Beuret.


Bị Rodin bỏ rơi, Camille sống khốn khổ, ẩn náu trong xưởng điêu khắc của Rodin ở Ile Saint-Louis. Ở đây nàng khép mình trong sự cô đơn và dần dần rơi vào tình trạng điên khùng. Năm 1913 nàng bị bắt và bị nhốt trong nhà thương điên Montdevergues ở Montfavet gần Avignon. Nơi đây nàng sẽ trải qua 30 năm cọ̀n lại của cuộc đời cho đến ngày mất năm 1943. Camile rất bất hạnh trong những năm tháng sống ở đây. Nàng đã chẳng nhận được chút gì từ những điều mà nàng đòi hỏi. C̣òn mẹ và em gái thì chẳng một lần nào thăm viếng nàng cả. Chỉ có anh nàng là đến thăm nàng mỗi năm một lần mà thôi..


AUGUSTE RODIN


Trong di chúc của ḿình Rodin yêu cầu các tác phẩm của ông được trưng bày trong viện bảo tàng do ông sáng lập (Le Musée Rodin).Trong viện bảo tàng này có những tác phẩm điều khắc đẹp nhất mà ông đã thực hiện lúc chia tay với Camille Claudel : Sakountala, La Valse và L'Age mur.


Auguste Rodin sinh ở Paris năm 1840.Là nhà điêu khắc Pháp, nhân vật rất độc lập và nổi tiếng thế giới từ những năm 1880. Rodin được xem như là một trong những đại thiên tài của nghành điêu khắc và là cha đẻ của ngành điêu khắc hiện đại. Là nghệ nhân tự học, trong suốt cuộc đời ḿnh, ông bác bỏ các quy ước có tính cách kinh viện. Sau khi học ở trường đặc biệt về hội họa và toán, ông đă bị đánh hỏng ở kỳ thi nhập học vào trường Mỹ Thuật. Sau đó ông làm phụ tá cho một nhà điêu khắc ở Sèvres (1864-1870), rồi ông du lịch ở Y (1875), tại đây ông phát hiện hai "nhà khổng lồ" điêu khắc Donatello và Michel-Ange mà ông đánh giá rất cao. Năm 1878, lúc 38 tuổi, ông trưng bày ở salon Viện bảo tàng Orsay L'Age D'Airain (1877). Hình tượng được điều khắc với độ chính xác đến nỗi người ta nghi ngờ ông đã đúc khuôn trên h́ình mẫu. Nhưng sau cùng tính xác thực của ông đã được công nhận và ông nổi danh từ đó. Chính với Saint Jean-Baptiste mà Rodin đã vĩnh viễn thuyết phục được công chúng Pháp.


Năm 1878 Rodin nhận đơn đặt hàng thực hiện một cánh cửa hoành tráng cho Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Trang Trí (Musée des Arts décoratifs) sắp được xây dựng. Rodin đă chọn một chủ đề lấy từ tác phẩm của Dante (đại thi hào Ý thời trung cổ), do đó mới có tên là Cánh Cửa Địa Ngục (tác phẩm chưa hoàn thành) và ông đã ra công thực hiện công trình này cho đến ngày ông mất năm 1917. Ở tuổi 45, ông đă nổi tiếng quốc tế. Tuy vậy hầu hết các tác phẩm của ông đều gây ra những cuộc luận chiến, từ Bourgeois de Calais (1884) đến Victor Hugo (1890) bởi lẽ tính hiện thực và điện tích xúc cảm mạnh mẽ mà các tác phẩm đă thể hiện. Phần lớn các tác phẩm điêu khắc của ông được trưng bày ở Hôtel Biron (Paris) và trong xưởng điêu khắc Meudon của ông (được biến thành Viện Bảo Tàng Rodin).


INSTITUT DE FRANCE


Posted Image


Được nối với Điện Louvre bởi chiếc cầu đặc biệt
Pont des Arts,

Posted Image


Institut de France được dựng lên vào năm 1665 nhờ một di chúc của hồng y Mazarin. Vào năm 1661, ba ngày trước khi mất, ông đã để lại hai triệu franc để xây dựng một collège có thể nhận 60 học sinh, và được gọi là Collège des Quatre-Nations.Vào năm 1806, Napoléon đã cho chuyển đến đó Institut de France, được thành lập vào năm 1795 bằng sự kết hợp của 5 viện hàn lâm : Viện hàn lâm Pháp, viện hàn lâm khoa học, viện hàn lâm văn học, viện hàn lâm mỹ thuật và viện hàn lâm khoa đạo đức và chính trị. Đồ án xây dựng được giao phó cho Le Vau, lấy làm mẫu những dinh thự của Rome baroque. Phần trung tâm gồm có một mặt tiền mà các cột trụ đỡ lấy một fronton và trên hết là một vòm bát úp (coupole). Phần trung tâm này được nối với các tòa nhà bên (pavillons latéraux) bởi hai chái cong (ailes courbes) với hai hàng cột. Một khi đi vào bên trong vườn ta có thể tham quan Bibliothèque Mazarine và ở bên phải là Salle des Séances (Phòng họp) long trọng : ở đây, trong cái trước đây là Chapelle du Collège, dưới vòm bát úp, diễn ra buổi lễ long trọng giới thiệu những thành viên mới của Académie française. Trong tiền sảnh phía trước có mộ của Mazarin, bị hành quyết vào năm 1689 bởi Coysevox.


HÔTEL DE VILLE


Posted Image


Ở trung tâm của một quãng trường rộng lớn, mà trong hơn 5 thế kỷ là nơi diễn ra của những cuộc hành hình, nổi lên Hôtel de Ville cổ kính, ngày nay là trụ sở của tòa thị chính. Trên địa điểm mà Hôtel de ville ngự họa hôm nay thì trước đây là một tòa nhà của thế kỷ XVI, được phát họa bởi Domenico da Cotona : tòa nhà này, được xây dựng theo lối kiến trúc của thời kỳ Phục hưng, đã bị phá hủy bởi một trận hỏa hoạn vào năm 1871, trong những ngày giao chiến dẫn đến sự sụp đổ của Công xã Paris. Công trình xây dựng hiện nay phỏng theo tòa nhà đã bị phá hủy này. Bản thiết kế của tòa nhà là do các kiến trúc sư Deperthes và Ballu, đã hoàn thành công trình vào năm 1882. Tổng thể uy nghi và độc đáo, với các pavillon, được đặt lên trên bởi các vòm hình chóp và rất nhiều pho tượng rải rác khắp nơi. Người ta đếm được 136 pho tượng trên 4 mặt tiền của tòa nhà, trong khi trên một terrasse có một bức tượng biểu hiện Etienne Marchel. Trong nhiều thế kỷ, Hôtel de Ville là nơi diễn ra những biến cố lịch sử quan trọng. Bi thảm hơn hết, có lẽ xảy ra vào buổi sáng ngày 27/7/1794, cái ngày, theo lịch cộng hòa mới, được gọi là ngày 9 thermidor. Robespierre bị giam trong Hôtel de Villes với các người trung thành : ông tìm cách gạt bỏ mối hiểm nguy của một cuộc nội chiến, chắc chắn sẽ thấy các phe phái xâu xé lẫn nhau. Khi các người lính của Công Ước đột nhập vào phòng, Robespierre cố tự sát bằng cách ban vào mình với khẩu súng lục, nhưng chỉ làm bị thương ở hàm. Ngày hôm sau ông bị mang đi và bị hành quyết ở Place de la Concorde.


TOUR SAINT-JACQUES


Posted Image


Được xây dựng giữa năm 1508 và 1522, tháp cao 52 m và thuộc lối kiến trúc gothique flamboyant. Những cửa sổ hẹp xen kẽ với các niche và pinacle, giữa chúng có nhiều bức tượng. Bức tượng trên đỉnh tháp biểu tượng thánh Jacques le Majeur. Tháp là tất cả những gì còn lại của ngôi nhà thờ Saint-Jacques-de-la-Boucherie, một trong những nhà thờ quan trọng nhất của Paris ; ngày xua chính từ đây phát xuất những cuộc hành hương đi đến thánh địa Saint-Jacques de Compostelle. Tòa nhà đã bị phá hủy năm 1797, nhưng tháp còn được để lại : tháp đã cho phép Blaise Pascal (nhà vật lý, nhà toán học, triết gia và văn sĩ của thế kỷ XVII) thực hiện vài thí nghiệm áp suất không khí và một bức tượng để tưởng nhớ ông được dựng lên ở tầng trệt của tòa nhà ; từ năm 1891, tháp được dùng làm đài quan sát khí tượng.


PLACE DU CHÂTELET


Posted Image


Quảng trường này lấy tên một pháo đài cổ bằng gỗ, được xây dựng vào năm 870 bởi Charles le Chauve nhằm bảo vệ Pont-au-Change, nằm đối diện, đây là cây cầu đầu tiên của Paris cho phép qua đảo Ile de la Cité. Được tái xây dựng vào năm 1130 bằng đá dưới tên Grand Châtelet, pháo đài mất đi lý do tồn tại sau khi xây dựng pháo đài Philippe-Auguste, và pháo đài được biến thành nhà tù. Vào năm 1808, pháo đài bị san bằng bởi Napoléon để nhường chỗ cho một quảng trường mới, và cũng trong cơ hội này những con đường nhỏ chung quanh, đầy dẫy những kẻ bất lương và những tên tội phạm, cũng được hủy bỏ. Nhưng những tên đường vẫn còn tồn tại và gợi lại những hoạt động ngày xưa đã diễn ra ở khu phố này : rue du Pied de Boeuf, rue de la Triperie, rue de la Tuerie. Cái đài nước ngày nay nằm ở chính giữa của quảng trường, đã được dựng lên từ năm 1806 đến 1808 : cái bệ được trang trí bởi thần nhân sư (sphinx) và các bức tượng. Vào năm 1860-1862, theo lời yêu cầu của nam tước Haussmann, kiến trúc sư Davioud đã xây dựng hai nhà hát ở hai bên quảng trường : Théâtre du Châtelet (nhà hát nhạc hiện nay của Paris) và Théâtre des Nations, mang tên này từ năm 1862 đến 1949, sau đó, và cho đến mãi năm 1967, đó là nhà hát Sarah Bernhardt, để tưởng nhớ nữ nghệ sĩ vĩ đại người Pháp đã điều khiển nhà hát và đóng ở đó những vai quan trọng nhất, đặc biệt là vai cùa vỡ kịch Trà Hoa Nữ (Dame aux camélias).Từ năm 1968, nhà hát được gọi là Nhà hát Thành Phố


Posted Image


Đại Linh

Love is nature's way of giving, a reason to be living !!!
0

#9 User is offline   lynn_ly 

  • Advanced Member
  • PipPipPipPipPipPip
  • Group: Tổng quản
  • Posts: 3,363
  • Joined: 20-June 07
  • Gender:Not Telling
Posted 21 June 2010 - 03:29 AM
PARIS (IX)

Ðại Linh


QUARTIER LATIN


Từ khi Collège de Sorbonne được thành lập vào thế kỷ 13, Quartier Latin trở thành trung tâm đời sống trí tuệ của Paris. Sở dĩ Quartier đuợc gọi là Latin là bởi vì sự giảng dạy đại học vào thời đó đuợc thực hiện bằng tiếng latin và ở đây người ta nói tiếng latin như ngôn ngữ chính thức cho mãi đến năm 1793.


Quartier Latin bao gồm các khu phố Saint-Séverin, Núi Sainte Geneviève và Place Saint-Michel. Được bao quanh bởi Núi Sainte Geneviève và sông Seine, Quartier Latin nằm ở trung tâm lịch sử và địa lý của Paris. Là cao điểm lịch sử của Paris, du khách có thể tìm thấy ở đây các tàn tích thời La Mã như các đấu trường Lutèce hoặc các khu tắm công cộng (thermes romains) của thế kỷ thứ 3 mà ta có thể tìm thấy trong Musée de Cluny .


Các địa điểm cần tham quan :

  • LA SORBONNE
  • PANTHEON
  • EGLISE SAINTE SEVERIN
  • EGLISE SAINTE-ETIENNE-DU-MONT
  • MUSEE DE CLUNY.

SORBONNE


Posted Image


Năm 1527, Robert de Sorbon, linh mục (chapelain) phụ trách nhà thờ Saint Louis đã thành lập một trường trung cấp (collège) làm nơi trú ngụ và giảng dạy cho 16 sinh viên thần học của ông. Ngôi trường khiêm tốn dành cho thầy và trò xuất thân từ những gia đình nghèo với mong muốn theo học thần học, đã nhanh chóng trở nên trung tâm thần học chính của đất nước. Thánh Thomas d’Aquin và Roger Bacon đã giảng dạy ở đó. Dante (1265-1321), nhà thơ người Ý, Ignace de Loyola (1491-1556), người sáng lập dòng Jésuites, và Jean Calvin (1509-1564), cha đẻ của tôn giáo cải cách, đã học ở Sorbonne. Năm 1259, với sự chấp thuận của Giáo Hoàng, ngôi trường nhanh chóng trở thành trụ sở của Khoa Thần Học của Đại Học Paris. Là pháo đài của chủ nghĩa bảo thủ, đại học Sorbonne bị đóng cửa dưới thời Cách Mạng, rồi được mở cửa lại bởi Napoléon năm 1806. Trường cũng bị đóng cửa vào tháng năm 1968. Ngôi trường này, rất thịnh đạt và nổi tiếng, có những lập trường rất dứt khoát trong suốt một thời kỳ dài của lịch sử hoạt động của trường. Thật vậy Sorbonne chống lại các Templiers (các chức sắc dòng Đền), ủng hộ Anh trong cuộc chiến tranh 100 năm, lên án các triết gia của thế kỷ XVIII. 7 thế kỷ sau khi thành lập, Sorbonne trở nên biểu tượng của cuộc nổi dậy của sinh viên vào tháng năm 1968.


Các toà nhà đã được tái xây dựng lại bởi Nenot vào cuối thế kỷ XIX.Trái lại, nhà thờ (la chapelle), được xây dựng bởi Lemercier, trong đó có ngôi mộ lộng lẫy của Hồng Y Richelieu, có từ thế kỷ thứ XVII.


PANTHEON


Posted Image


Panthéon được xây dựng theo lệnh của vua Louis XV. Vào năm 1744, nhà vua lâm bệnh nặng và hứa sẽ xây một nhà thờ mới dành cho Sainte-Geneviève nếu vị thánh này chữa lành bệnh cho ông ta. Sau khi lành bệnh, năm 1754 nhà vua giao phó cho Germain Soufflot xây dựng ngôi điện thờ rộng lớn này.Vào thời đó việc xây dựng một kiến trúc to lớn như thế là một kỳ công táo bạo.Vào năm 1764, viên đá đầu tiên được đặt với sự hiện diện của nhà vua. Nhưng điện thờ này chỉ được hoàn thành năm 1790, là năm chính quyền Cách mạng hủy bỏ các lệnh nhà vua trước đó và tuyên bố điện thờ là Temple à la Nation. Panthéon sau đó trở thành nơi an nghỉ cuối cùng của Voltaire, Jean Jacques Rousseau và Mirabeau. Mirabeau là vĩ nhân đầu tiên được chôn cất ở Panthéon, nhưng sau đó Robespierre thay thế bởi Marat. Rồi đến lượt Marat bị thất sủng và thi hài bị vất vào cống rãnh. Vào thời Phục Hưng, Panthéon lại trở thành nhà thờ. Sau cùng vào năm 1885, nhân đám tang của Victor Hugo, Panthéon trở nên cénotaphe (mộ không thi thể) của các vĩ nhân mà tổ quốc ghi ơn. Ở đây có mộ của Emile Zola (1830-1902), Jean Moulin (1899-1943), Marie Curie (1859-1906)), André Malraux và Alexandre Dumas (1802-1870).


Victor Hugo (1802-1885)
chiếm một vị trí đặc biệt trong văn học Pháp thế kỷ XIX. Dấn thân về mặt chính trị, các tác phẩm của ông, do các tư tưởng xã hội của chúng, đã là nguồn gợi cảm cho các cuộc cách mạng, nhất là cuộc cách mạng năm 1830. Các vỡ kịch của ông đã soi sáng nghệ thuật sân khấu bằng cách giải phóng nó ra khỏi cái gông cùm gây trở ngại từ thời đại của Racine và Corneille. Năm 1851, sau khi đã cố gắng chống lại cuộc đảo chánh của Napoléon III và cảm thấy mình bị đe dọa, Victor Hugo đã tự lưu đày. Ông chỉ trở lại Pháp 18 năm sau, năm 1870. Lúc ông mất năm 1885, một nửa triệu người đã xuống đường để khóc thương tiếc ông. Thi hài của ông được trưng bày một cách hoành tráng dưới Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe). Sau đó thi hài của ông được đem đến điện Panthéon trên một chiếc xe tang của dân nghèo, để tỏ tình đoàn kết với những người dân bé nhỏ. Mỉa mai thay cho số phận, Hugo đã luôn luôn ghét cái công trình kỹ niệm này, nhưng lại là nơi an nghỉ cuối cùng của ông.

Posted Image


QUARTIER SAINT-SEVERIN


Posted Image


Triết gia và nhà thần học Pierre Abélard (1079-1142) là một trong những nhân vật lịch sử nổi tiếng nhất của khu phố Saint-Séverin. Bị đuổi ra khỏi tu viện Notre Dame sau một cuộc tranh luận về triết học, ông cư trú ở tả ngạn sông Seine, kéo theo 3.000 sinh viên đệ tử.


Những con đường nhỏ chung quanh nhà thờ Saint-Séverin đã có từ thời các Gallo-Romains. Rue de la Huchette vẫn mang cùng tên từ 800 năm nay. Rue du Chat-qui-Pêche là một trong những con đường ngắn nhất của Paris ; Rue Galande, vào thế kỷ XVIII, dọc theo đường là những quán rượu nổi tiếng xấu. Tất cả đã giữ một vẻ yêu kiều xưa cũ, và tạo một không khí nhộn nhịp gần như thường trực ngày và đêm.


TÌNH THIÊN THU

Héloise và Abélard


Vào khoảng năm 1118, Fulbert, linh mục phụ tá (chanoine) của Tu Viện Notre Dame tiếp đón về ở tại nhà ông ở Ile de la Cité, nhà thần học Pierre Abélard (1079-1142).Để đối lại, ông giao phó vị khách mời dạy dỗ cho cháu gái của mình là Héloise, một thiếu nữ 17 tuổi. Mặc dầu tuổi tác cách biệt (nhà thông thái tròn 39 tuổi), giáo sư và học trò yêu nhau đắm đuối và cưới nhau âm thầm bí mật.Tức giận, Fulbert ra lệnh thiến chết Abélard còn Héloise thì ẩn náu trong một tu viện cho đến ngày lìa đời. 24 năm sau khi nhân tình mất, Héloise trước khi lâm chung đã đưa ra lời ước nguyện được nằm trong quan tài của người yêu. Một nữ tu si chống lại dự định này bằng cách đặt thi hài của Héloise nơi khác.Nhưng rồi sau cùng lời ước nguyện của nữ tình nhân được thực hiện năm 1817, là năm cả hai thi hài được đoàn tụ trong một ngôi mộ néo-gothique của nghĩa trang Père-Lachaise.


BOULEVARD SAINT-MICHEL


Posted Image


Đường phố chính của Quartier Latin, được mô ra vào cuối những năm 1860 bởi nam tước Haussmann vào lúc cải tạo thành phố. Con đường mang tên một nhà thờ ở tận cùng phía bắc của đại lộ. Ngày nay, dọc hai bên đường là các tiệm cà phê vui nhộn, các tiệm bán quần áo, và các tiệm ăn rẻ tiền.Tiệm cà phê Cluny, ở số 20, là một trong những cơ sở hiếm hoi (trong số các cơ sở làm đại lộ Saint-Michel nổi tiếng) vẫn còn tồn tại giữa các tiệm bán quần áo may sẵn.


Posted Image


Trên
quảng trường Saint-Michel, một đài nước to lớn bằng đồng thau, biểu tượng Thánh Michel đang quật ngã con rồng. Trên quảng trường này có những tấm bảng bằng cẩm thạch tưởng nhớ các sinh viên đã ngã xuống trong thời kỳ giải phóng Paris.

Đại Linh

Love is nature's way of giving, a reason to be living !!!
0

#10 User is offline   lynn_ly 

  • Advanced Member
  • PipPipPipPipPipPip
  • Group: Tổng quản
  • Posts: 3,363
  • Joined: 20-June 07
  • Gender:Not Telling
Posted 04 July 2010 - 08:39 PM
PARIS (X)

Đại Linh


SAINT GERMAIN DES PRES


Posted Image


Khu phố cổ đầy truyền thuyết
Saint-Germain-des-Prés ở tả ngạn sông Seine, đã phát triển từ thế kỷ thứ 9, chung quanh một trong những abbaye bénédictine (tu viện cấp cao dòng thánh Benoit nổi tiếng nhất của Pháp). Ngày nay khu phố này là nơi tọa vị của rất nhiều quán cà phê văn học (cafés littéraires), hiệu sách và các nhà trưng bày nghệ thuật (galeries d’art). Ở giữa tu viện là Eglise Saint - Germain des Prés. Đây là nhà thờ kiến trúc la mã và cổ nhất Paris. Nhà thờ lấy tên một giám mục tên là Saint Germain chết năm 576, và vì được xây dựng giữa một đồng cỏ nên mới có tên là Nhà Thờ Saint–Germain-des- Prés. Trong nhà thờ có mộ của René Descarte, nhà tư tưởng, nhà toán học và cha đẻ của nền triết học hiện đại. Bên cạnh nhà thờ là Café de Flore nổi tiếng. Ở đây Jean Paul Sartre, lý thuyết gia của chủ nghĩa hiện sinh, thường đến để viết hoặc chuyện trò với Simone de Beauvoir và các bạn văn chương. Những nhà trí thức khác trong đó có Raymond Aron thường đến uống ở Deux-Magots, hay ăn ở Brasserie Lipp. Do đó Saint Germain des Prés trở thành biểu tượng cho đời sống trí thức của Paris.

BOULEVARD SAINT GERMAIN


Posted Image


Văn sĩ, nhạc sĩ và họa sĩ đã làm nổi tiếng các tiệm café và các hộp đêm trong các con đường nhỏ bao quanh đại lộ.


Đại lộ này đã được mở ra bởi nam tước Haussmann vào thế kỷ XIX, dài 3 km, chạy xuyên qua 3 quận của Paris.
Boulevard Saint Germain chạy xuyên suốt chiều dài khu phố Saint-Germain-des-Prés đến tận Quartier de L’Odéon.

Đại lộ nổi tiếng dài 3 km này chạy xuyên qua một phần của tả ngạn sông Seine, nằm gần sông Seine và nối liền Pont de La Concorde với Pont de Sully. Ở giữa đại lộ, nằm sừng sững
Eglise de Saint-Germain-des-Prés mà ta có thể thấy từ xa. Nhà thờ này được xây dựng vào thế kỷ thứ XI trên nền tảng của một điện thờ đã được dựng lên vào năm 542. Ngay đối diện với ngôi nhà thờ là các tiệm cà phê nổi tiếng như Café de Flore và Café de Deux-Magots. Ngược lên về phía Place de La Concorde, dọc hai bên đại lộ là những nhà trưng bày nghệ thuật (galeries d’art), các hiệu sách, các tiệm bán đồ thời trang. Về phía đối diện, đại lộ chạy xuyên qua Quartier Latin, Place Maubert xinh đẹp (nổi tiếng với khu chợ nhộn nhịp) và tận cùng ở Ile Saint-Louis.

EGLISE SAINT-GERMAIN-DES-PRES


Posted Image


Eglise Saint-Germain-des-Prés
là nhà thờ cổ nhất của Paris, trong đó có mộ của Boileau, René Descartes (nhà tư tưởng, nhà toán học và cha đẻ của nền triết học hiện đại) và của Jean-Casimir, vua của Ba Lan, thoái vị năm 1668 để trở thành tu viện trưởng (abbé) của Nhà Thờ Saint-Germain-des-Prés.

Posted Image


Trong công viên nhỏ Laurent-Prache, bên trái nhà thờ, có
một tác phẩm điêu khắc của Picasso, để tưởng nhớ Guillaume Apolilinaire, nằm không xa tiệm café Le Flore, là nơi nhà thơ thường hay lui tới. Chính ở tiệm café Le Flore bên cạnh nhà thờ, là nơi Jean Paul Sartre, nhà triết học lớn, lý thuyết gia của chủ nghĩa hiện sinh, thích đến ngồi để viết và chuyện trò với nữ văn sĩ Simone de Beauvoir và các bạn. Những nhà trí thức khác, trong đó có Raymond Aron, thường đến uống ở Deux-Magots hoặc dùng bữa ăn ở Brasserie Lipp.

Theo lời khuyên của Saint Germain (giám mục tương lai của Paris), năm 543 vua mérovingien Childebert đệ nhất (con của Clovis) đã ra lệnh xây dựng một basilique và một tu viện (monastère) để cung hiến cho Saint Vincent và Sainte Croix. Vào thế kỷ thứ VIII, tòa nhà trở nên một abbaye bénédictine. Tu viện này không ngừng được mở rộng và thịnh vượng cho đến thời kỳ Cách mạng. Abbaye, trở nên một trong những tu viện cấp cao nổi tiếng nhất của vương quốc Pháp, đã tiếp nhận mộ phần của các vua mérovingien.

Sau khi bị phá hủy bởi quân normand, năm 1000, nhà thờ được tái xây dựng theo kiểu roman.Tháp chuông nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ XI là tháp chuông cổ nhất của thành phố Paris.

Tháng 6 năm 1789, quân cách mạng tấn công nhà tù của abbaye để giải phóng binh sĩ đã từ chối bắn vào các công nhân nổi dậy của thị trấn Saint-Antoine. Năm sau, abbaye được biến hẳn thành nhà tù và nhà thờ trở thành nhà kho.


Năm 1792, tu viện là một trong những nơi diễn ra những cuộc thảm sát tháng 9. Trong thời kỳ Khủng Bố, Charlotte Corday đã bị giam ở đây sau khi đã ám sát Marat.

Được trả lại làm nơi thờ phụng, nhà thờ được trùng tu vào thế kỷ thứ XIX và phần lớn là nhờ cố gắng của Victor Hugo.

LE CAFE DE FLORE


Posted Image


Tọa vị 172 Bd Saint Germain.
Café de Flore là một trong những quán café nổi tiếng nhất của Paris. Rất được yêu chuộng bởi các nghệ sĩ và trí thức bắt đầu từ những năm 1920. Apollinaire, Breton, Sartre, Simone de Beauvoir, Camus, Jacques Prévert, Salvador Dali thường lui tới quán café này. Chính ở đây Guillaume Apollinaire đã thành lập tạp chí nổi tiếng của ông Les Soirées de Paris. Mặc dầu giá cả tăng vọt, nhưng trang trí nội thất Art déco vẫn luôn luôn không thay đổi và đây luôn luôn là nơi được ưa thích bởi những nhà dựng phim và các văn nhân.

LES DEUX- MAGOTS


Posted Image


Les Deux-Magots : 6 Place St-Germain-des-Pres.


Verlaine, Rimbaud, Gide, Picasso, Simone de Beauvoir, Sartre và Hemingway thường lui tới ở đây.


Giá cả cũng đắt không thua gì Le Café de Flore. Trong thế kỷ vừa qua, Les Deux-Magots đã cạnh tranh với Le Flore để trở thành nơi gặp gỡ được ưa thích nhất của giới tinh hoa trí thức Paris. Heminway, Saint-Exupéry, Oscar Wilde, André Breton, Rimbaud, Verlaine và Mallarmé là những khách hàng thường xuyên lui tới. Năm 1925, tiệm café này trở thành tổng hành dinh của các nhà siêu thực. Picasso đã gặp ở đây vào năm 1937 nữ thần nghệ thuật của ông là Dora Maar.


Posted Image


Sân hiên tiệm mở ra trên Boulevard Saint Germain và Place Saint Germain. Cao điểm của giới tinh hoa văn học và nghệ thuật này đã từng thường được lui tới bởi các nhà siêu thực (surréalistes) và François Mauriac.Trong những năm 1950, Jean Paul Sartre và Simone de Beauvoir thường đến sáng tác ở đây 2 giờ mỗi ngày.


BRASSERIE LIPP


Posted Image


Cùng với Le Flore và Les Deux-Magots,
Brasserie Lipp là “ công trình nghệ thuật ” lớn thứ 3 của Saint-Germain-des-Prés. Brasserie Lipp được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XIX bởi một người gốc Alsace và được ưa chuộng bởi các chính trị gia từ năm 1920. Brasserie Lipp là nơi gặp gỡ của các văn nhân và chính trị gia. Trong số khách hàng của tiệm luôn luôn có các tác giả sáng tác và các nhân vật nổi tiếng. Đó là Valéry, Henriot, Léon Blum, Giraudoux, Saint-Exupéry hay Max Jacob. Verlaine, Marcel Proust, André Gide, André Malraux hội họp ở đây. Chính ở Brasserie Lipp, Ernest Hemingway đã viết cuốn “ Giã từ vũ khí ” (Adieu aux armes). Ở đây phục vụ các môn ăn tiêu biểu của vùng Alsace.

LES CAFES PARISIENS


Khó tưởng tượng Paris mà không có các quán cà phê. Thành phố có 12.000 tiệm trong đó dân Paris và du khách đến để giải khát, gặp lại bạn bè, ký kết các công việc buôn bán hoặc chỉ nhìn quang cảnh của phố phường.


Năm 1686, Francesco Procopio, người Sicile, mở một tiệm cà phê ở Paris, rue de L’Ancienne-Comédie. Tiệm
Le Procope nhanh chóng trở nên nơi gặp gỡ của các diễn viên của Comédie-Française (Nhà hát nằm ở trên con đường cùng tên). Sau đó quán cà phê này là điểm hẹn của Voltaire và của Rousseau, rồi của các nhà cách mạng Danton, Robespierre và Marat. Ngày nay đây là một tiệm ăn.

Vào thế kỷ XIX, sự mở rộng các đường phố và việc mở các đại lộ lớn cho phép các quán cà phê phát triển và các bàn ghế xâm chiếm lề đường. Sự thịnh hành trong việc xây dựng các đại lộ lớn dưới thời Napoléon đệ tam đã dẫn đến sự tăng sinh các quán cà phê.


Posted Image


Café de la Paix
, được trang trí bởi Charles Garnier, ở góc giữa Place de l’Opéra và Boulevard des Capucines, là một trong những quán cà phê ở đó bàn và ghế được đặt trên sân hiên (terrasse) của tiệm.

Posted Image


Trong những năm 1920, những quán cà phê khác được mở ra ở Montparnasse. Trước Đệ nhất thế chiến, các quán cà phê ở Montparnasse rì rầm các cuộc họp bí mật của những người lưu vong người Nga. Hai trong số những người này,
Lénine và Trotsky, làm lại thế giới ở các tiệm la Rotonde và le Dôme Sau đó là những người Mỹ thuộc “ thế hệ đã mất ”, như Ernest Hemingway và Scott Fitzgerald thường hay lui tới khu phố này. Họ la cà ở các tiệm La Coupole, le Select và La Closerie des Lilias. Man Ray, nhà nhiếp ảnh tiền phong (avant-gardiste) hay Henry Miller, tiểu thuyết gia người Mỹ gây nhiều tai tiếng, Picasso, Vlaminck, Modigliani, thường xuyên lui tới các quán La Rotonde, Le Dôme, La Coupole và Le Select.

Posted Image


Saint-Germain-des-Prés là nơi được ưa thich khác đối với những quán cà phê theo thời trang. Tiệm cà phê Voltaire là nơi hẹn của những văn nhân theo chủ nghĩa lãng mạn và tượng trưng (symbolisme). Các nhà thơ theo chủ nghĩa tượng trưng như Verlaine, Rimbaud hay Mallarmé, vào khoảng năm 1885, đã khởi xướng truyền thống văn hóa của các tiệm Deux-Magots et Café du Flore, rồi được duy trì bởi những nhà siêu thực sau đó, và sau Đệ nhị thế chiến, được tiếp nối bởi những nhà hiện sinh (existentialiste), quy tụ chung quanh Sartre, Camus và Simone de Beauvoir. Chính ở trong 4 bức tường của quán Café de Flore, đại lộ Saint Germain, mà Charles Maurras (1862-1953) đã phát động tờ nhật báo L’Action Française. Maurras là nhà văn, và chính trị gia người Pháp. Qua tờ báo L’Action Française, ông có một ảnh hưởng quan trọng lên thành phần bảo thủ nhất của công chúng Pháp. Cũng chính ở Café de Flore, Guillaume Apollinaire (1880-1918) đã thành lập Les Soirées de Paris. Apollinaire là nhà thơ người Pháp.Thoát khỏi mọi ảnh hưởng của trường phái, ông được xem là người tiền thân của chủ nghĩa siêu thực (surréalisme). Xuất hiện thường xuyên ở Café de Flore còn có họa sĩ Derain, nhà điêu khắc và họa sĩ người Thụy Sĩ Giacometti (theo trường phái lập thể, cubisme) và nhà điêu khắc Zadkine.


Đối diện gác chuông nhà thờ Saint-Germain-des-Prés là tiệm cà phê nổi tiếng
Les Deux Magots. Tiệm cà phê này được thành lập năm 1891 vào thời gian giữa hai đại chiến đã trở thành tổng hành dinh của Alfred Jarry, James Joyce và Stefan Zweig. Vào khoảng năm 1945, Jean Paul Sartre và Simone de Beauvoir thường đến và làm việc ở tiệm cà phê này. Các văn sĩ Apollinaire, Breton, Sartre, Camus ngồi ở sân hiên của Café du Flore. Các sân hiên của các quán cà phê Le Flore và Les Deux Magots của khu phố cổ thuộc tả ngạn sông Seine này, cũng có tầm quan trọng như nhà thờ Saint-Germain-des-Prés xinh đẹp, những hiệu sách và những con đường nhỏ hẹp với các tiệm bán đồ cổ và các tiệm bán đồ thời trang. Những con đường xưa cổ, những ngã tư nên thơ, những quảng trường bé nhỏ, những gian phòng nhỏ trình diễn nhạc jazz… Đại lộ St-Germain chạy xuyên suốt chiều dài của khu phố Saint-Germain-Des-Prés, đến tận khu phố Odéon. Và giữa sông Seine và đại lộ này, có rất nhiều con đường bé nhỏ xinh đẹp.

Posted Image


Posted Image


NHỮNG QUÁN CÀ PHÊ NGÀY NAY.


Les Phares, place de Bastille, cũng như Café des Arts, place de la Contrescarpe hay Le Sofa, rue Saint-Sabin, ngày nay tiếp đón các giáo sư và sinh viên đã chọn những nơi này để bàn bạc về triết học. Các quán cà phê văn học không thiếu gì : Les Marronniers (quận IV) và La Maroquinerie (trong quận XX) tổ chức những buổi thảo luận, những đêm dạ hội thi ca hay những buổi gặp gỡ với các tác giả. Những quán cà phê khác vẫn giữ cảnh trang trí nguyên thủy.


Café Beaubourg, không xa trung tâm Georges-Pompidou, đã được thiết kế bởi Christian de Portzamparc, đó là nơi hẹn hò thường rất được lui tới bởi các nghệ nhân, các nhà phê bình nghệ thuật, các chủ nhân của các galeries.Trên tả ngạn sông Seine, la Palette rất được lui tới bởi các sinh viên của Trường Mỹ Thuật. Café Marly, nhìn ra Pyramide của Điện Louvre cũng rất nổi tiếng.


Nhưng thế giới thay đổi, các tiệm cà phê có tiếng tăm không những nhờ chất lượng của “ nước ép bé nhỏ ” mà còn nhờ “ bộ mặt ” của nội thất, hay của khách hàng. Etat Parisien (156, rue du Faubourg Saint-Martin), nổi bật với đồ đạt nội thất phi thực tại của anh em người Ba Tây Fernando và Humberto Campana. Cách không xa là Bourse de Commerce, Adrien Gardère đã trang trí Café des Initiés (3, place des Deux-Ecus).


Đại Linh

Love is nature's way of giving, a reason to be living !!!
0

#11 User is offline   lynn_ly 

  • Advanced Member
  • PipPipPipPipPipPip
  • Group: Tổng quản
  • Posts: 3,363
  • Joined: 20-June 07
  • Gender:Not Telling
Posted 26 September 2010 - 11:49 PM
PARIS XI

Ðại Linh


PLACE DE BASTILLE


Quảng trường Bastille mang tên một trong các tòa nhà biểu tượng nhất của Cách Mạng Pháp, đó là La Forteresse de Bastille. Pháo đài được cấu trúc bởi 8 tháp canh, các giao thông hào (douves), một cầu rút (pont-levis) và các tường thành có lỗ châu mai. Pháo đài được xây dựng vào thế kỷ XIV để bảo vệ mặt phía đông của thành phố, là nơi ở của vua Charles V. Nhưng sau đó Pháo đài nhanh chóng trở nên nơi để giam giữ các tù nhân chính trị.Từ thế kỷ thứ 17, La Bastille, trở thành nhà tù quốc gia, là biểu tượng của nền quân chủ chuyên chế.


Ngày 14/7/1789, bực tức bởi sự lạm quyền của chế độ quân chủ, nhân dân đã chiếm Ngục Bastille, đánh dấu sự khởi đầu của Cách Mạng. Sáng hôm 14/7, nhân dân Paris, trang bị khí giới lấy được ở Hôtel des Invalides, tiến về Ngục Bastille. Đến chân thành thì bị chận lại bởi các vệ binh Thụy Sĩ, nhưng vào buổi chiều thì được sự ủng hộ của các vệ binh Pháp. Hầu tước Launay, quản đốc pháo đài đầu hàng và bị thảm sát cùng với đội quân đồn trú.


Vào cuối năm 1879, 800 công nhân phá hủy pháo đài ra thành từng mảnh. Biểu hiện của sự áp bức này bị phá hủy và ngày nay thay vào đó là
La Colonne de Juillet được dựng lên. Cột trụ này cao 52m, được đúc bằng đồng thau, trên cao hết là Thần Tự Do (Le Génie de La Liberté), được dựng lên để tưởng niệm các nạn nhân của các cuộc cách mạng 1830 (thiết lập nền quân chủ tháng 7) và 1848. Trong hầm mộ của công trình tưởng niệm này là những thi hài của những người chết trong các cuộc cách mạng này. Ở phía sau là Opéra Bastille, một trong những nhà hát nhạc kịch lớn nhất thế giới, được khánh thành năm 1989 nhân dịp lễ kỷ niệm 200 năm Cách Mạng Pháp.

Posted Image

Posted Image


QUARTIER DU MARAIS


Quartier du Marais là khu phố lịch sử và du lịch của Paris.Với các dinh thự, các con đường nhỏ thời trung cổ và các viện bảo tàng, Le Marais thường được xem là khu phố đẹp nhất Paris.Thế nhưng mãi tới thế kỷ thứ 12, vùng này là một đất đầm lầy, bị lụt lội mỗi lần sông Seine bị lũ.Vào đầu thế kỷ 17 vua Henri IV ra lệnh xây dựng Place Royale (ngày nay đổi tên là Place des Vosges), thành nơi để vui chơi và hội hè. Các triều thần, các lãnh chúa xây dựng chung quanh quảng trường các ngôi nhà lộng lẫy, các dinh thự nổi tiếng như Sully, Rohan (ngày nay thuộc Archives Nationales), Sale (ngày nay là Musée de Picasso) và Cornavalet. Vào cuối thế kỷ 17, Le Marais bị bỏ rơi do tầm quan trọng ngày càng gia tăng của Versailles. Giới quý tộc bán dinh cơ cho giới trưởng giả và thương gia giàu có, do đó khu phố mất đi vẻ hào nhoáng. Rồi Cách Mạng lại càng làm suy thoái thêm.


PLACE DES VOSGES


Posted Image


Quảng trường này là quảng trường đẹp nhất và cổ nhất của thủ đô. Nhiều biến cố lịch sự đã diễn ra ở đây trong 400 năm. Chỗ này trước đây được sử dụng làm nơi thi đấu cho đến khi Henri IV quyết định xây dựng ở đó một quảng trường. Một giai thoại lịch sử : vào ngày 30 tháng 6 năm 1559, đường Saint-Antoine, một cuộc thi đấu lớn được tổ chức, trong đó Henri II đã đương đầu với nhiều đối thủ và ông đã thắng. Để hoàn tất cuộc chiến thắng, nhà vua muốn đấu với Montgomery, đại úy của đội cận vệ của ông. Và thế là một thảm kịch. Chiếc giáo bị gãy của viên đại úy này đâm xuyên qua đôi mắt của nhà vua. Mặc dầu được điều trị bởi Ambroise Parré nổi tiếng, Henri II mất sau 10 ngày hấp hối (một giai thoại : người ta đã vội vã chặt đầu các tử tù để thu hồi lấy đầu và thực hiện những cuộc thí nghiệm trong mục đích dùng để điều trị cho nhà vua).


Henri IV sau đó xây dựng nơi này thành một quảng trường đặt tên là Place Royale (1605). Quảng trường này được khánh thành sau khi Henri IV bị ám sát (1610), nhân đám cưới giữa Louis XIII và Anne d’Autriche năm 1612. Bà hầu tước Sévigné sinh ở quảng trường này năm 1626. Hồng y Richelieu sống ở đây năm 1615.


Victor Hugo (1802-1885) sống ở quảng trường này trong 16 năm (1832-1848). Chính ở ngôi nhà số 6 (Maison de Victor Hugo) là nơi ông đã sáng tác một phần lớn tác phẩm Les Misérables và Les Chants du Crépuscule và Ruy Blas. Ở tòa nhà số 8 là nơi ở, vào giữa thế kỷ 19, của các nhà văn Théophile Gautier và Alphonse Daudet.


Vào năm 1818, bức tượng vua Louis XIII được dựng lên, trang trí khu vườn trồng cây tilleuls.


Posted Image


LES GRANDS BOULEVARDS


Posted Image


Les Grands Boulevards bắt đầu gần
Quartier de la Madeleine ở phía tây và đến tận Bastille ở phía đông. Những trục lộ lớn này tạo nên một trung tâm văn hoá và thương mại, bao gồm Opéra-Garnier, các nhà hát, các nhà trưng bày (galeries), các nhà may mặc, các tiệm bán đồ mỹ phẩm, các tiệm cà phê. « Là est la vie ! », Honoré de Balzac đã tuyên bố như vậy về Grands Boulevards.

Posted Image


Les Grands Boulevards được tạo nên theo lệnh của Louis XIV từ năm 1660 đến 1705 sau một loạt chiến thắng quân sự, làm cho các công sự của thành phố, đã ở trong tình trạng xấu, không còn hữu ích nữa và đã được san bằng để xây dựng các công lộ mới.


Boulevard des Capucines, Boulevard des Italiens và Avenue de l’ Opéra hội tụ về
Opéra-Garnier, một trong những nhà hát nhạc kịch lớn nhất thế giới, được làm nổi bật lên bởi Place de l’Opéra, do nam tước Haussmann thiết kế. Toà nhà này cũng là một trong những minh họa đẹp nhất của style Napoléon III.

Posted Image

Posted Image


Trong khu phố, ở trung tâm
Place de Vendome, Napoléon III đã thiết đặt lại trên colonne de Vendôme một bức tượng của chú ông ta (Napoléon đệ nhất), ăn mặc theo kiểu Jules César.

Posted Image


Cổ Hy Lạp cũng đã là nguồn cảm hứng của nhiều dinh thự được thực hiện theo sáng kiến của Napoléon đệ nhất, trong đó có
Nhà thờ Madeleine. Khu phố Madeleine, nơi bắt đầu của Grands Boulevards, đã trở nên một temple du luxe. Rue de la Paix và Place de Vendôme, những nơi của giới qúy tộc và yên tĩnh cho mãi đến cuối thế kỷ XIX, đã lôi kéo sau đó các thợ kim hoàn và các thợ may.

Posted Image


Nhiều nghệ sĩ thường xuyên lui tới Grands Boulevards. Cuộc triển lãm của các họa sĩ thuộc phái ấn tượng (impressionniste) đã diễn ra ở số
35 Boulevard des Capuchines và các phim ngắn của anh em Lumière được chiếu lần đầu tiên ở ngôi nhà số 14 (nay là Hotel Scibe) của đại lộ cùng tên.

Posted Image

Posted Image


Place de Vendôme quy tụ những thợ kim hoàn lớn nhất thế giới, khách sạn đầy huyền thoại Ritz và Bộ Tư Pháp. Ở Place de la Madeleine, có nhiều cửa hàng bán đồ gia vị xa xỉ, đặc biệt Fauchon (tiệm bán đồ gia vị ngon nổi tiếng nhất Paris, số 26 Place de la Madeleine), Hédiard và Maison de la Truffe. Marcel Proust đã sống ở nhà số 9 của quảng trường này.


Posted Image


OPERA-GARNIER


Posted Image


Ngày 14 tháng giêng năm 1858, nhà ái quốc người Ý Frelice Orsini đã toan tính mưu sát Napoléon Đệ Tam trong khi ông ta đi đến Nhà hát Nhạc Kịch lúc đó nằm ở Rue de Peletier. Sau đó hoàng đế quyết định xây dựng một nhà biểu diễn để ông ta có thể đến xem mà không bị mưu sát. Dự án của kiến trúc sư Charles Garnier đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn để xây dựng tòa nhà Opéra. Nam tước Haussmann đã mở đại lộ lớn nối liền điện Louvre với Nhà Hát Nhạc Kịch và Place de l’Opéra.


Palais Garnier, được xây dựng dưới thời Napoléon III và hoàn thành dưới Đệ Tam Cộng Hòa (khởi công năm 1862 và việc xây dựng kéo dài 13 năm). Ở đây pha trộn các style khác nhau, từ classique đến baroque. Tòa nhà dễ được nhận biết với các frise, các colonne, các bức tượng, các tượng bằng cẩm thạch nhiều màu và nóc vòm bằng đồng của nó. Nội thất được trang trí phong phú, gồm có một cầu thang danh dự, một phòng diễn viên lớn được trang trí bởi mosaique và một căn phòng rộng lớn có trần nhà được vẽ bởi Marc Chagall. Cũng có một hồ ngầm (lac souterrain), đã tạo nguồn cảm hứng cho Gaston Leroux viết Fantôme de l’Opéra. Opéra-Garnier tiếp nhận chủ yếu các đoàn kịch múa (ballets), còn nhạc kịch (opéra) thì được trình diễn ưu tiên ở Opéra-Bastille. Ngày nay Palais Garnier nằm chế ngự một trong những ngã tư nhộn nhịp nhất của Paris. Trong Quartier de l’Opéra này, các ngân hàng, các phòng du lịch, các cửa hàng lớn nằm tọa vị trên các đại lộ đã được trùng tu vào thời Đệ Nhị Đế chế.


TÌNH LÃNG MẠN

GEORGE SAND và FREDERIC CHOPIN

GEORGE SAND


Thế kỷ thứ 19 là thế kỷ của những nhà văn lãng mạn.


George Sand là một trong những gương mặt nổi bật của thời kỳ này.Bà là nữ văn nhân người Pháp và là tác giả của rất nhiều cuốn tiểu thuyết nổi tiếng. Trong lúc còn sinh thời bà đã gặt hái được rất nhiều thành công. George Sand sinh năm 1804 ở Paris nhưng đã trải qua phần lớn cuộc đời mình ở Nohant. Mồ côi cha lúc 4 tuổi, Aurore Dupin đã trải qua một thời kỳ thơ ấu khá tự do ở nhà bà nội. Những năm tháng sống ở thôn quê đã để lại cho bà nhiều dấu ấn mà về sau này bà sẽ dùng để làm đề tài cho nhiều tác phẩm của bà (ví dụ La Mare au diable : Cái ao có ma). Năm 1822 bà cưới nam tước Dudevant, với ông bà có 2 con. Sau đó bà ly dị chồng năm 1830 và rồi trải qua một cuộc đời tình ái rất sôi động. Bà lên sinh sống ở Paris. Ở đây bà mong ước sống một cuộc sống độc lập và tự do. Bà càng ngày càng ít che dấu khuynh hướng ăn mặc y phục nam giới. “Sự hoá trang” này cho phép bà đi lại được tự do trong Paris (hút ông điếu) và khiến bà có thể ra vào những nơi mà do địa vị của bà có thể bị từ chối. Cho mãi đến năm 1848, George Sand đã sống một cuộc sống sôi động, được đánh dấu bởi các mối tình với Musset, Liszt và Chopin. Năm 1833-1835 bà trải qua một mối tình đầy sóng gió và ngắn ngủi với nhà thơ Alfred de Musset, mà từ đó bà đã viết Nàng và Chàng (Elle et Lui). Năm 1833, Alfred de Musset (1810-1857) đi Ý với George Sand, với nàng ông đã có một tình yêu tha thiết. Nhưng rồi ông trở về đơn độc, trái tim tan nát. Ông đã gợi lại mối tình đau thương này trong vở kịch “ đừng đùa giỡn với tinh yêu ” (On ne badine pas avec l’amour) và một tiểu thuyết tự thuật “ Lời xưng tội của đứa con của thế kỷ ” (Confession d’un enfant du siècle, 1836) và những vần thơ Đêm (Les Nuits, 1835-1837). Sau đó George Sand đã trải qua một câu chuyện tình nổi tiếng nhất của bà với nhà soạn nhạc Ba lan Frédéric Chopin (bà sống với Chopin 10 năm từ 1838-1847).


George Sand kết giao với các nhà dân chủ như Arago, Barbès hay Bakounine và năm 1848 bà vui mừng trước sự sụp đổ của vua Louis Philippe và nền Quân Chủ Tháng 7 (Monarchie de Juillet) và đã thể hiện thái độ dấn thân chính trị xã hội theo khuynh hướng cộng sản.


Năm 1851, bà rút về ở Nohant, viết cho sân khấu vì gặp khó khăn về mặt tài chánh. Nhưng rồi bà không chịu chôn chân ở Nohant. Bà đi chu du khắp nước Pháp và ở nước ngoài. Bà tiếp tục một cuộc sống ngoài quy phạm và sôi động (une vie hors-norme et agitée). Bà lại có những mối tình khác và đã tranh đấu để bảo vệ cho quyền của phụ nữ, cho ý thức chính trị của mình. Bà kết bạn với Flaubert,Théophile Gautier, thường xuyên lui tới với anh em Jules và Edmond Goncourt.


Bà không ngừng viết cho đến khi mất ở Nohant năm 1876 ở tuổi 72.


Victor Hugo đã tuyên bố ngày 8 tháng 6 năm 1876 : ” Tôi khóc cho một người nằm xuống.Tôi chào đón một người bất tử ”


FREDERIC CHOPIN


Frédéric Chopin sinh năm 1810 gần Varsovie. Là nhà soạn nhạc và đánh dương cầm Ba Lan . Ngay từ khi còn trẻ, Chopin đã tỏ ra là một nhạc sĩ dương cầm điêu luyện. Rất được đánh giá trong những salon của thủ đô Ba lan, ông đã trình diễn 2 buổi hoà nhạc đầy thắng lợi ở Berlin và Vienne. Sau cuộc khởi nghĩa toàn quốc đưa đến sự chiếm đóng của quân Nga, ông giã từ Ba Lan (1830) và không bao giờ trở lại nữa. Định cư ở Paris, ông thường lui tới giới âm nhạc và văn chương lãng mạn. Ông kết bạn với Heine, Berlioz và Liszt và trở nên người được ưa chuộng của giới đại quí tộc Paris.Tuy nhiên bắt đầu từ năm 1835, sức khỏe mong manh của ông suy sụp dần và ông bắt đầu cảm thấy những triệu chứng đầu tiên của bệnh lao. Sau một mối tình dang dở, ông gặp nữ tiểu thuyết gia George Sand. Với bà trong vòng 10 năm (1837-1847) ông có một mối tình tha thiết và đầy giông tố. Chính ở tại nhà George Sand ở Nohant (Chateauroux), nơi hội họp các nghệ nhân và văn sĩ nổi tiếng (Liszt, Delacroix, Balzac), Chopin đã sáng tác phần lớn sự nghiệp của mình.


George Sand và Frédéric Chopin thuộc cộng đồng các họa sĩ và nhà văn cư ngụ ở khu phố La Nouvelle Athènes, ở phía nam Montmartre. Bị bệnh lao, Chopin không chịu được nữa sự ân cần dày vò có tính cách mẫu tử của người tình và đã đoạn tuyệt với George Sand năm 1847. Chopin mất ở Paris năm 1849 và được chôn ở nghĩa trang Père-Lachaise. Viện Bảo Tàng Cuộc Đời Lãng Mạng (Musée de La Vie Romantique) (số 16, Rue Chopin. Métro : Saint-Georges hay Pigalle) làm sống lại cặp tình nhân nổi tiếng này qua sự trưng bày các hiện vật.


Đại Linh

Love is nature's way of giving, a reason to be living !!!
0

#12 User is offline   lynn_ly 

  • Advanced Member
  • PipPipPipPipPipPip
  • Group: Tổng quản
  • Posts: 3,363
  • Joined: 20-June 07
  • Gender:Not Telling
Posted 30 November 2010 - 12:29 PM
PARIS XII

Ðại Linh


MONTMARTRE


Posted Image


Từ hai thế kỷ nay, gò Montmartre (hay là butte Montmartre) đồng nghĩa với hội hoạ. Théodore Géricault và Camille Corot đã thường xuyên lui tới ở đây vào đầu thế kỷ XIX. Vào thế kỷ XX, Maurice Utrillo đã bất tử hóa địa danh này trong các tác phẩm của mình. Ngày nay các họa sĩ đường phố ở đây làm ăn phát đạt là nhờ các đoàn du khách thường xuyên lui tới. Ở một vài nơi vẫn còn tồn tại cái bầu không khí của Paris trước chiến tranh.


Montmartre có nghĩa là monts de martyrs bởi vì chính nơi đây vị giám mục đầu tiên của Paris là Saint Denis bị chặt đầu bởi quân La Mã năm 250. Dân Paris thường gọi vùng đất này là La Butte (mô đất, gò), là điểm cao nhất của thủ đô. Montmartre gắn liền mật thiết với các họa sĩ, các nhà thơ (như Picasso và Appolinaire) và lối sống du cư của họ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Ở Place du Tertre, các nghệ nhân vẽ chân dung cho các khách du lịch.Vào cuối thế kỷ 19, ở khu phố này mọc lên nhiều quán rượu, nhà chứa và Montmartre trở nên khu phố có tiếng ăn chơi, lôi kéo các nghệ nhân, văn sĩ, các nhà tư sản đến đây để tìm cảm giác. Eugène Delacroix, Hector Berlioz và Vincent Van Gogh đến cư ngụ ở đây để tận hưởng ánh sáng, vẻ yêu kiều và nhất là tiền thuê nhà phải chăng vào thời đó.


Những địa điểm cần tham quan :

  • SACRE-COEUR
  • PLACE DU TERTRE
  • MOULIN ROUGE
  • CIMETIERE DE MONTMARTRE : nhiều nhân vật nổi tiếng đã yên nghĩ ở đây như các nhà soạn nhạc người Pháp Hector Berlioz và Jacques Offenbach, các văn sĩ như Stendhal và Alexandre Dumas, nhà thơ người Đức Heinrich Heine, nghệ sĩ nhảy múa người Nga Nijinski và nhà dựng phim người Pháp François Truffaut.


BASILIQUE DE SACRE-COEUR


Posted Image


Là một trong những công trình nghệ thuật được chụp ảnh nhiều nhất. Sacré-Coeur được xây dựng trên đỉnh cao nhất của Đồi Montmartre nhằm tưởng nhớ 58.000 lính Pháp đã bỏ mình trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1871). Công trình xây dựng kéo dài 46 năm, hoàn thành năm 1923 và tổn phí 40 triệu francs thời đó. Các linh mục thay phiên nhau cầu nguyện 24 giờ trên 24 giờ cho linh hồn các tử sĩ.Theo Giáo Hội Thiên Chúa Giáo thời đó Sacré-Coeur được xây dựng là theo nguyện vọng của đất nước muốn chuộc lại tội lỗi trong thời kỳ Công Xã Paris.


CÁC NGHỆ SĨ CỦA MONTMARTRE


PABLO PICASSO :
Picasso (1881-1913) đã vẽ Les Demoiselles d’Avignon vào năm 1907 khi ông sống ở Bateau-Lavoir. Bức tranh nổi tiếng này được xem như là điểm khởi đầu của phong trào lập thể (mouvement cubiste) mà Picasso đã khởi xướng cùng các bạn của ông Georges Braque và Juan Gris.

SALVADOR DALI :
họa sĩ siêu thực catalan (1904-1989) đã đến và trưng bày lần thứ nhất ở Paris năm 1929. Ông có một xưởng vẽ ở Montmartre và tác phẩm của ông hiện nay được trưng bày ở viện bảo tàng Espace Montmartre-Salvador.

VINCENT VAN GOGH :
người Hòa Lan thiên tài này (1853-1890) sống ở số 54 rue Lepic. Một vài trong các tác phẩm của ông lấy nguồn cảm hứng từ Moulin de la Galette.

PIERRE AUGUSTE RENOIR :
Renoir cũng lấy nguồn cảm hứng từ Moulin de la Galette trong khi ông sống ở số 12 rue Cortot. Ông cũng là một trong nhiều khách quen của Lapin Agile.

EDUARD MANET (1832-1883)
thường lui tới Montmartre. Những tác phẩm khỏa thân tạo bạo, như tác phẩm Olympia nổi tiếng làm công phẩn công chúng của thế giới nghệ thuật thời đó.Tuy nhiên tác phẩm này có một ảnh hưởng lớn lên các nghệ nhân thời đó.

MAURICE UTRILLO :
đứa con thật sự của Montmartre, Utrillo (1883-1955) thường vẽ Auberge de la Bonne-Franquette. Ông đã sống với mẹ ông, Suzanne Valandon, cũng họa sĩ, ở số 12 rue Cortot. Ở đây giờ đây là musée de Montmartre.

HENRI DE TOULOUSE-LAUTREC :
hơn bất cứ nghệ nhân nào khác, Henri de Toulouse-Lautrec (1864-1901) vẫn liên kết chặt chẽ với Montmartre qua nhiều tác phẩm và các tờ quảng cáo thể hiện các vũ nữ của Moulin-Rouge và các buổi khiêu vũ dân gian khác.

AMEDEO MODIGLIANI :
nhà nghệ sĩ người Ý (1884-1920) này, họa sĩ và nhà điêu khắc, đến Paris năm 1906. Khi đó ông được 22 tuổi và bị ảnh hưởng lớn lao bởi Henri de Toulouse-Lautrec và những nghệ nhân khác của Montmartre.

EDGAR DEGAS :
sinh ở Paris năm 1834, Degas hầu như sống suốt đời trong thủ đô. Phần lớn thời gian ông sống ở Montmartre và chết ở đó năm 1917. Ông được chôn ở nghĩa trang Montmartre.

RAOUL DUFY :
họa sĩ Dufy (1877-1953) sống ở Villa Guelma, trên đại lộ Clichy, bắt đầu tư năm 1911. Khi đó ông đang trên đỉnh cao của sự nghiệp.

MONTPARNASSE


Posted Image


Montparnasse đã là cái nôi của cái sẽ trở thành Trường phái Paris trong những năm 1920. Modigliani, Utrillo, Max Jacob, Apollinaire, Paul Fort đã định cư ở đây ngay năm 1900. Sự sôi sục nghệ thuật và trí thức ngự trị khi đó ở cái góc phiêu lãng này, đã lôi kéo các họa sĩ, thi sĩ, văn sĩ, nhạc sĩ và những người tị nạn chính trị đến từ khắp nơi trên thế giới. Sau đệ nhất thế chiến, các văn sĩ, thi sĩ và các nghệ sĩ rời bỏ Montmartre, di chuyển trung tâm nghệ thuật về Montparnasse, cư ngụ tập trung chung quanh Đại Lộ Montparnasse. Trong những năm 1920, Montparnasse trở thành nơi lôi kéo và quy tụ các văn sĩ, thi nhân, họa sĩ, nhạc sĩ và các nhà tị nạn chính trị, lập nên cái gọi là Trường Phái Paris (Ecole de Paris). Chagall, Modigliani, Picasso, Cocteau, Hemingway, Francis Scott Fitzgerald, John Dos Passos, Henry Miller cũng như Lénine, Trotski ..thường hay lui tới ở các quán cà phê, quán nhậu.. nhờ vậy mà khu phố này trở nên nổi tiếng. Montparnasse vẫn là trung tâm sáng tạo nghệ thuật cho đến giữa năm 30.


Posted Image


Các nơi cần tham quan :

  • TOUR MONTPARNASSE : tháp 58 tầng, cao 210 m, là tòa nhà bằng thép và thủy tinh cao nhất châu Âu. Tháp dựa trên 56 cột trụ, ấn sâu 62 m trong lòng đất. Trên đỉnh là restaurant, từ đây có thể nhìn bao quát thành phố Paris.
  • CLOSERIE DES LILAS : nơi các họa sĩ và văn sĩ gặp nhau.Trang trí nội thất với gỗ lát tường, đèn màu đỏ và gương soi, vẫn thân mật và êm ái như xưa. Năm 1924, Ernest Hemingway đã viết ở đây tác phẩm Thiên đường đã mất (Paradis Perdu) và đã viết trong vòng sáu tuần Mặt trời cũng dậy (Le soleil se lève aussi) cũng như nhiều tác phẩm khác.Trên cái quầy hàng bằng gỗ acajou, một tấm bảng đồng chỉ rõ nơi ông thường an tọa. Hemingway đã có thời cư ngụ ở số 113 Rue Notre Dame-des-Champs. Trước đây thường lui tới cái bar này còn có Verlaine, André Breton, Strinberg, Lénine,Trotsky. Lénine đã từng chơi cờ ở Closerie des Lilas. Trước La Closerie là tượng của Thống Chế NEY, anh hùng trong các cuộc chiến tranh cách mạng và Napoléon, được dựng lên nơi mà ông bị xử bắn năm 1815.

    Posted Image


    Posted Image

  • CIMETIERE DE MONTPARNASSE : là nghĩa địa lớn thứ hai của Paris. Ở đây có mộ của những nhân vật nổi tiếng như Charles Baudelaire, Guy de Maupassant, Samuel Beckett, Simone de Beauvoir, Jean Paul Sartre, Serge Gainsbourg.


TOUR MONTPARNASSE


Posted Image


Cái tòa nhà bằng thép và kính râm (verre fumé) này là tòa nhà làm văn phòng lớn nhất châu Âu vào lúc được xây dựng năm 1973. Từ đỉnh của tháp Montparnasse hoặc từ bar và restaurant của tầng 56, tòa nhà cho một cái nhìn toàn cảnh lên thủ đô.


Được hoàn thành năm 1973, ngôi tháp 59 tầng và một diện tích 112.000 m2 có thể tự hào là một trong những công trình xây dựng cao nhất của thủ đô. Tháp được xây dựng trên chỗ trước đây là một nhà gare. Ngoài ra ở đây, lúc giải phóng Paris ngày 25 tháng 8 năm 1944, quân Đức đã ký đầu hàng. Ở tầng 56 có một tiệm ăn với một cái nhìn 360 độ lên toàn bộ Paris. Ở tầng 59, đứng giữa trời, bạn có thể có một cái nhìn toàn cảnh đặc biệt lên Paris và vùng ngoại ô (xa đến 40 km vào lúc trời quang đãng).


STATUE DE BALZAC


Posted Image


Bức tượng nổi tiếng Balzac do Rodin điêu khắc được dựng lên ở ngã tư Vavin. Bức tượng Balzac (1891-1897), trong chiếc áo dài bằng vài len bure nổi tiếng, trước hết bị từ chối bởi Hiệp hội các văn nhân bởi vì không đáp ứng với đơn đặt hàng. Sau khi được cất giữ dự trữ trong 41 năm , cuối cùng, bức tượng được đặt ở ngã tư Vavin năm 1939.


LA COUPOLE
102 Boulevard du Montparnasse.


Posted Image


Được khánh thành năm 1927, bar-restaurant này có tên là La Coupole là do một vòm kính (coupole de verre), lúc khởi thủy, trùm lên cái phòng ăn rộng lớn. 33 cột trụ được trang trí bởi các nghệ nhân khác nhau. Là điểm tập hợp của Paris văn hóa của những năm 1930, La Coupole đã tiếp đón Faulkner, Giacometti, Sartre và Beckett. Được làm lại năm 1988, đây luôn luôn là một haut lieu de Montparnasse.


Một khung cảnh rất dễ chịu tiếp đón các khách hàng của cái café-brasserie-dancing to lớn này.Trước đây, những khách hàng quen thuộc là Georges Simenon và Jean-Paul Sartre.


LA ROTONDE

105 Boulevard du Montparnasse


Posted Image


Được mở năm 1903, ngôi nhà này lưu truyền truyền thống của các brasserie Paris. Lénine, Trotsky, Picasso, Chagall, Léger, Modigliani, Matisse,Vlaminck đã ngồi trên những chiếc ghế dài nhỏ.


LE DOME
108 Boulevard du Montparnasse


Posted Image


Được thành lập khoảng năm 1906, đó là tổng hành dinh của các văn sĩ và họa sĩ, nhưng cũng là nơi hẹn hò được ưa thích của các dân viễn xứ Hoa Kỳ trong những năm 1920 rồi sau chiến tranh. Ngày nay tiếp đón dân khu phố, thuộc thế giới show-bizz hay thuộc thế giới chính trị.


LE SELECT
99 Boulevard de Montparnasse


Posted Image


Cái khung xinh đẹp style Art Déco của brasserie này nhắc lại rằng ngôi nhà được khánh thành vào năm 1925. Max Jacob, Apollinaire, Picasso, Miro, Soutine, Cocteau, Zadkine, Henry Miller, Breton : không thể thiết lập một danh sách hoàn toàn nhiều trí thức và nghệ sĩ nổi tiếng đã lui tới cái nơi trở nên huyền thoại này.


NGHĨA TRANG MONTPARNASSE


Posted Image


Nằm trong quartier Vavin-Raspail, nơi này từ năm 1654 là nghĩa địa lớn của một abbaye. Nghĩa trang này là nghĩa trang lớn thứ hai của Paris về mặt diện tích. Trở nên nghĩa trang thành phố từ năm 1824. Vào thời kỳ đó, Assistance publique chôn ở đây những người chết trong bệnh viện nhưng không có gia đình thừa nhận. Nghĩa trang được xây dựng thành hai phần : Nghĩa trang lớn và nhỏ, được cắt bởi những lối đi thành hình bàn cờ. Nghĩa trang Montparnasse tiếp nhận các mộ phần của những nhân vật nổi tiếng : từ Saint-Beuve đến Guy de Maupassant, từ Zadkine đến Larousse, từ Beckett đến César, từ Simone de Beauvoir đến Gainsbourg .


CHARLES BAUDELAIRE :
sinh và mất ở Paris (1821-1867), người ca ngợi nỗi chán đời (chantre de spleen). Baudelaire làm khó chịu nhiều người đương thời lúc xuất bản Les Fleurs du Mal năm 1857.

GUY DE MAUPASSANT :
tác giả của những truyện ngắn nhưng cũng là tiểu thuyết gia, nhà đại văn hào này mất ở Paris năm 1893. Mộ của ông cây cỏ mọc xum xuê, được trang trí bởi một hình điêu khắc thể hiện cuốn sách được mở ra. Trong Bel-Ami (1885), một trong những tiểu thuyết hay nhất của ông, Guy de Maupassant (1850-1893) chỉ trích giới có đầu óc địa vị của tài chánh Paris vào thời kỳ Belle Epoque. Được công nhận là một trong những nhà viết truyện ngắn lớn nhất thế giới, ông nằm yên nghỉ ở nghĩa trang Montparnasse.

SAMUEL BECKETT :
sinh năm 1906, nhà văn gốc Ái Nhĩ Lan theo học ở Paris và định cư ở đó năm 1937. Giải thưởng Nobel năm 1969, ông mất ở Paris năm 1969. Mộ của ông , một tấm đá lát bằng cẩm thạch, rất là giản dị.

JEAN-PAUL-SARTRE VA SIMONE DE BEAUVOIR :
kết hợp với nhau lúc chết cũng như lúc còn sống, mặc dầu họ đã không bao giờ sống bên nhau, mộ của họ hết sức giản dị. Là nhà văn và là nhà triết học, họ đã sinh ra, đã sống và chết ở Paris.

ĐẠI LINH (9/11/2008)

Love is nature's way of giving, a reason to be living !!

No comments:

Post a Comment